Hệ thống pháp luật

Mục 4 Chương 4 Nghị định 123/2025/NĐ-CP hướng dẫn thiết kế kỹ thuật tổng thể và cơ chế đặc thù cho một số dự án đường sắt

Mục 4. QUẢN LÝ CHI PHÍ

Điều 47. Tổng mức đầu tư xây dựng

1. Tổng mức đầu tư xây dựng ước tính của Báo cáo giữa kỳ xác định theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.

2. Tổng mức đầu tư xây dựng của dự án xác định theo các quy định tại Điều 23 Nghị định này.

3. Tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được điều chỉnh khi dự án được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định này và các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép. Việc thẩm tra, thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định Điều 42, Điều 43 của Nghị định này và quy định pháp luật về xây dựng.

Điều 48. Dự toán gói thầu xây dựng

1. Dự toán gói thầu EPC, EC, EP được xác định trên cơ sở thiết kế FEED, các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng và các nội dung khác trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, phù hợp với nội dung, phạm vi, thời gian thực hiện của gói thầu; và được phê duyệt tại Quyết định phê duyệt dự án (trường hợp có đề xuất phân chia gói thầu).

2. Căn cứ tổng mức đầu tư xây dựng, kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, dự toán gói thầu được duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư cập nhật giá gói thầu EPC, EC, EP theo quy định của pháp luật về đấu thầu (nếu cần thiết); tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

3. Dự toán gói thầu EPC, EC, EP được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng.

4. Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định việc bổ sung các chi phí đặc thù, đặc biệt khác trong dự toán gói thầu xây dựng (trong trường hợp cần thiết) đảm bảo phù hợp với thực tiễn triển khai và thông lệ quốc tế.

5. Áp dụng, sử dụng hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị quyết số 188/2025/QH15 để xác định dự toán các gói thầu khác thuộc dự án ngoài các gói thầu quy định tại khoản 1 Điều này.

Việc tính toán, quy đổi cần phù hợp với nội dung, phạm vi, tính chất chi phí, thời điểm tính toán, địa điểm xây dựng và điều kiện cụ thể của gói thầu và phải được phân tích, đánh giá, thuyết minh rõ trong dự toán.

Điều 49. Chi phí vận hành và bảo trì công trình

1. Khi xác định chi phí vận hành và bảo trì công trình, được áp dụng, sử dụng:

a) Hệ thống định mức, đơn giá vận hành và bảo trì do các tổ chức nước ngoài công bố hoặc của dự án đường sắt đô thị tương tự trên thế giới và được quy đổi phù hợp với nội dung, phạm vi, tính chất chi phí, thời điểm tính toán, địa điểm xây dựng và điều kiện cụ thể của dự án trong trường hợp hệ thống định mức, đơn giá vận hành và bảo trì do cấp có thẩm quyền ban hành không có hoặc có nhưng chưa phù hợp với công trình, dự án;

b) Các khoản mục chi phí như các dự án đường sắt đô thị có tính chất, điều kiện triển khai tương tự trên thế giới khi pháp luật Việt Nam chưa quy định hoặc đã có quy định nhưng chưa phù hợp với công trình, dự án.

2. Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định thời gian áp dụng hệ thống định mức, đơn giá và các khoản mục chi phí nêu tại khoản 1 Điều này đảm bảo việc xác định chi phí vận hành và bảo trì công trình tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với thực tế vận hành, bảo trì công trình, dự án.

Nghị định 123/2025/NĐ-CP hướng dẫn thiết kế kỹ thuật tổng thể và cơ chế đặc thù cho một số dự án đường sắt

  • Số hiệu: 123/2025/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 11/06/2025
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trần Hồng Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 11/06/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH