Chương 1 Nghị định 123/2025/NĐ-CP hướng dẫn thiết kế kỹ thuật tổng thể và cơ chế đặc thù cho một số dự án đường sắt
Nghị định này quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền để triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt tại các Nghị quyết Quốc hội về dự án đường sắt, cụ thể:
1. Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30 tháng 11 năm 2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 172/2024/QH15):
a) Điểm a, b khoản 4 Điều 3 về quy hoạch vùng phụ cận ga đường sắt;
b) Khoản 9 Điều 3 về phân chia dự án thành phần;
c) Điểm b khoản 10 Điều 3 về điều chỉnh dự án;
d) Khoản 13 Điều 3 về sử dụng thiết kế FEED thay thế cho thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;
đ) Điểm a khoản 14 Điều 3 về hồ sơ đề xuất chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là thành phần hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án;
e) Khoản 15 Điều 3 về lập tổng mức đầu tư, dự toán gói thầu;
g) Khoản 16 Điều 3 về triển khai các hoạt động trước khi có quyết định đầu tư;
h) Khoản 19 Điều 3 giao Chính phủ ban hành Nghị định để quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền để triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt của dự án.
2. Nghị quyết số 187/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 187/2025/QH15):
a) Điểm a, b khoản 3 Điều 3 về quy hoạch vùng phụ cận ga đường sắt;
b) Điểm b khoản 8 Điều 3 về điều chỉnh dự án;
c) Điểm a khoản 11 Điều 3 về hồ sơ đề xuất chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là thành phần hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án;
d) Khoản 12 Điều 3 về lập tổng mức đầu tư, dự toán gói thầu;
đ) Khoản 15 Điều 3 về thực hiện đồng thời việc lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
e) Khoản 16 Điều 3 về áp dụng hình thức chỉ định thầu các gói thầu thuộc dự án;
g) Khoản 18 Điều 3 giao Chính phủ ban hành Nghị định để quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền để triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt của dự án.
3. Các biện pháp thi hành để thực hiện các Nghị quyết Quốc hội cho các dự án đường sắt được quy định tại Nghị định này gồm:
a) Quy định về việc thành lập, quyền và trách nhiệm của Hội đồng thẩm định nhà nước;
b) Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, quyết định điều chỉnh dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD theo trình tự, thủ tục như dự án nhóm A do địa phương quản lý và không yêu cầu thực hiện các thủ tục liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật có liên quan theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 188/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 188/2025/QH15);
c) Quy định về khảo sát xây dựng, lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án khi sử dụng thiết kế FEED thay thế cho thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế FEED; việc phân chia dự án thành phần, lập tổng mức đầu tư, dự toán gói thầu, dự toán chi phí các hoạt động trước khi có quyết định đầu tư đối với các dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD theo quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 5, khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 188/2025/QH15;
d) Lựa chọn nhà thầu thực hiện hợp đồng theo thiết kế FEED: hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Procurement - Construction viết tắt là EPC); hợp đồng thiết kế - thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Construction viết tắt là EC); hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị, công nghệ (tiếng Anh là Engineering - Procurement viết tắt là EP);
đ) Quản lý hợp đồng EPC, EC, EP;
e) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án;
g) Kiện toàn Ban quản lý dự án chuyên ngành;
h) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia dự án.
4. Nghị định này không quy định về: tiêu chí lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm vụ hoặc tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam được đặt hàng cung cấp dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt; hướng dẫn thực hiện công tác phát triển khoa học, công nghệ đường sắt và quy định chi tiết về việc nghiên cứu, ứng dụng, nhận chuyển giao công nghệ đối với các dự án đường sắt; việc tạm sử dụng rừng và hoàn trả rừng để thực hiện thi công công trình tạm phục vụ dự án; các nội dung tại khoản này được quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ.
1. Nghị định này áp dụng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng tại Việt Nam trong việc triển khai thực hiện dự án đường sắt quan trọng quốc gia được Quốc hội quyết định chủ trương tại Nghị quyết số 172/2024/QH15, Nghị quyết số 187/2025/QH15; các dự án đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 188/2025/QH15.
2. Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật về quản lý sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài. Trường hợp Nghị định này chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng khác với quy định của nhà tài trợ thì được áp dụng theo quy định của nhà tài trợ.
3. Khuyến khích áp dụng các quy định của Nghị định này đối với các dự án đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt đô thị theo mô hình TOD sử dụng các nguồn vốn hợp pháp khác.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thiết kế kỹ thuật tong the (Front - End Engineering Design), sau đây gọi là thiết kế FEED, là bước thiết kế được lập theo thông lệ quốc tế đối với dự án có thiết kế công nghệ để cụ thể hóa các yêu cầu về phương án công nghệ, thông số kỹ thuật của các thiết bị, vật liệu sử dụng chủ yếu, giải pháp xây dựng để triển khai bước thiết kế tiếp theo.
2. Báo cáo giữa kỳ là báo cáo được thực hiện trong quá trình lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng để phân tích, đánh giá các yếu tố đầu vào của dự án, đưa ra các phương án nhằm lựa chọn phương án tối ưu về công nghệ, hướng tuyến và vị trí các điểm khống chế, vị trí công trình chính trên tuyến, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho dự án và dự kiến phân chia dự án thành phần.
3. Phương án công nghệ là tập hợp các giải pháp, quy trình, nguyên lý vận hành của máy móc, phương tiện, thiết bị của hệ thống đường sắt; làm cơ sở xác định tiêu chuẩn áp dụng và tổ chức thực hiện, bảo đảm đồng bộ trong vận hành, khai thác.
4. Tư vấn hỗ trợ chuẩn bị dự án là tổ chức được chủ đầu tư lựa chọn theo quy định pháp luật để thực hiện một số công việc thuộc nhiệm vụ của chủ đầu tư và nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan chủ quản dự án trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án.
5. Quy hoạch vùng phụ cận ga đường sắt là quy hoạch được lập cho khu vực phụ cận các nhà ga đường sắt thuộc Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng theo phạm vi, ranh giới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Quy hoạch vùng phụ cận ga đường sắt được thực hiện theo các quy định đối với quy hoạch phân khu khu chức năng theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn và các quy định tại Nghị định này.
Điều 4. Nguyên tắc và các quy định chung về thực hiện dự án
1. Việc khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng; quản lý năng lực; quản lý chi phí đầu tư xây dựng; lựa chọn nhà thầu, quản lý hợp đồng xây dựng; kiện toàn Ban quản lý dự án chuyên ngành thực hiện theo các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt quy định cụ thể tại Nghị định này. Những nội dung không được quy định trong Nghị định này thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý hoạt động xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quản lý hợp đồng xây dựng và pháp luật có liên quan.
2. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng; lựa chọn nhà thầu; quản lý hợp đồng phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, tuân thủ các quy định về phòng chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực.
3. Áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) cho dự án; khuyến khích tích hợp dữ liệu từ hệ thống thông tin địa lý (GIS), hệ thống quản lý tài sản (AIM) và bản sao kỹ thuật số song sinh (Digital Twin), mô phỏng và đánh giá lựa chọn phương án, quản lý vận hành dự án, các công nghệ hiện đại, công nghệ số trong khảo sát, thiết kế, xây dựng.
4. Đối với dự án được lập thiết kế FEED thay thiết kế cơ sở tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng thực hiện theo trình tự thiết kế 02 bước gồm thiết kế FEED và thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế FEED (thiết kế chi tiết theo thông lệ quốc tế hoặc thiết kế bản vẽ thi công), bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng.
5. Dự án được thực hiện song song, đồng thời, kết hợp các nội dung công việc trong giai đoạn chuẩn bị dự án theo quy định tại Nghị định này để đẩy nhanh quá trình thực hiện dự án, song cần đảm bảo thứ tự hoàn thành và đảm bảo tính thống nhất của toàn dự án.
6. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án đường sắt và lập quy hoạch vùng phụ cận nhà ga đường sắt, quy hoạch khu vực TOD đối với tuyến đường sắt đô thị phải có sự phối hợp chặt chẽ để đảm bảo kết nối không gian và giao thông hợp lý. Trường hợp triển khai thiết kế FEED của dự án có dẫn đến việc điều chỉnh ranh giới nhà ga đường sắt, chủ đầu tư cần thông báo kịp thời đến cơ quan, tổ chức lập quy hoạch vùng phụ cận ga đường sắt, quy hoạch khu vực TOD để cập nhật, điều chỉnh tương ứng.
7. Dự án được thuê tư vấn nước ngoài để thực hiện các công việc hỗ trợ chuẩn bị dự án, quản lý dự án, lập, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, giám sát thi công, đánh giá an toàn hệ thống, tư vấn pháp lý và một số công việc tư vấn khác theo quyết định của người có thẩm quyền.
8. Ngoài các công việc về khảo sát xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án được quy định cụ thể tại các Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này; các hoạt động được thực hiện trước theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Nghị quyết số 172/2024/QH15 và khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 188/2025/QH15 được lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí cụ thể như sau:
a) Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao lập dự toán chi phí các hoạt động thực hiện trước lập dự toán trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;
b) Chi phí thực hiện các công việc trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư;
c) Chi phí của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án (gồm chi phí xây dựng trụ sở, các văn phòng hiện trường, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, đào tạo) để triển khai các hoạt động thực hiện trước được xác định bằng cách lập dự toán phù hợp với nhiệm vụ được giao, phạm vi, nội dung công việc phải thực hiện. Các chi phí này được ứng trước từ chi phí quản lý dự án;
d) Dự toán chi phí các hoạt động thực hiện trước được phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản này được cập nhật vào tổng mức đầu tư xây dựng khi được người có thẩm quyền cho phép;
đ) Căn cứ quyết định phê duyệt dự toán chi phí, cơ quan được giao lập dự toán chi phí báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí vốn từ ngân sách trung ương, địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch đầu tư công hằng năm.
9. Dự án đang triển khai thực hiện thuộc danh mục được áp dụng các cơ chế đặc thù, đặc biệt tại Nghị quyết số 188/2025/QH15 được sử dụng vốn đối ứng để tiếp tục triển khai các công việc của dự án trong trường hợp có yêu cầu thay đổi, dừng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài để đáp ứng yêu cầu về tiến độ của dự án. Việc triển khai các thủ tục về nguồn vốn của dự án, điều chỉnh dự án phải thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
1. Thiết kế xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án. Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài (sau đây gọi chung là tiêu chuẩn nước ngoài) phải đảm bảo tính tương thích với các tiêu chuẩn có liên quan áp dụng cho dự án và phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.
2. Việc lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn đối với các dự án đường sắt quy định tại Nghị định này thực hiện như sau:
a) Tiêu chuẩn áp dụng cho dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam phải được người quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận trong quá trình lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; được thể hiện trong quyết định phê duyệt dự án hoặc bằng văn bản riêng;
b) Tiêu chuẩn áp dụng cho dự án đường sắt tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được thực hiện theo thoả thuận giữa hai Chính phủ về dự án hỗ trợ kỹ thuật và đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam;
c) Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định lựa chọn áp dụng cho các dự án bằng văn bản sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng. Bộ Xây dựng có trách nhiệm có ý kiến đối với nội dung đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố trong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, tài liệu và văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố;
d) Trong quá trình thực hiện dự án, trường hợp cần thiết, chủ đầu tư được đề xuất thay đổi, bổ sung các tiêu chuẩn áp dụng khi việc thay đổi, bổ sung tiêu chuẩn không làm thay đổi các nội dung dẫn đến yêu cầu phải điều chỉnh dự án và phải được cơ quan chủ quản dự án chấp thuận.
3. Đối với dự án đường sắt đô thị đã thực hiện thiết kế FEED trước Nghị định này có hiệu lực thi hành, trong quá trình thực hiện dự án có yêu cầu phải cập nhật, điều chỉnh thiết kế FEED thì cần rà soát, cập nhật, bổ sung tiêu chuẩn áp dụng cho dự án trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc nêu tại Điều này và đảm bảo yêu cầu kinh tế, kỹ thuật của Dự án.
Nghị định 123/2025/NĐ-CP hướng dẫn thiết kế kỹ thuật tổng thể và cơ chế đặc thù cho một số dự án đường sắt
- Số hiệu: 123/2025/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/06/2025
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/06/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc và các quy định chung về thực hiện dự án
- Điều 5. Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 6. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát
- Điều 7. Nội dung, yêu cầu kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 8. Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 9. Nhiệm vụ lập thiết kế FEED
- Điều 10. Yêu cầu, quy cách của thiết kế FEED
- Điều 11. Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 12. Nội dung Báo cáo giữa kỳ của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 13. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 14. Hội đồng, thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 15. Thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 16. Nội dung, trình tự cho ý kiến Báo cáo giữa kỳ
- Điều 17. Hồ sơ, trình tự thẩm định, quyết định đầu tư dự án
- Điều 18. Nội dung thẩm định quyết định đầu tư dự án
- Điều 19. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
- Điều 20. Điều chỉnh dự án
- Điều 21. Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế FEED
- Điều 22. Tổng mức đầu tư xây dựng ước tính
- Điều 23. Tổng mức đầu tư xây dựng
- Điều 24. Dự toán gói thầu xây dựng
- Điều 25. Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thẩm tra, thẩm định quyết định đầu tư xây dựng
- Điều 26. Hồ sơ, trình tự thẩm định, quyết định đầu tư dự án
- Điều 27. Nội dung thẩm định, phê duyệt, quyết định đầu tư xây dựng
- Điều 28. Điều chỉnh dự án
- Điều 29. Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 30. Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 34. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát
- Điều 35. Nội dung, yêu cầu kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 36. Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 37. Nhiệm vụ lập thiết kế FEED
- Điều 38. Yêu cầu, quy cách hồ sơ thiết kế FEED
- Điều 39. Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 40. Nội dung Báo cáo giữa kỳ của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 41. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 42. Thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 43. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 44. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
- Điều 45. Điều chỉnh dự án
- Điều 46. Thiết kế xây dựng triển khai sau khi dự án được phê duyệt
- Điều 47. Tổng mức đầu tư xây dựng
- Điều 48. Dự toán gói thầu xây dựng
- Điều 49. Chi phí vận hành và bảo trì công trình
- Điều 50. Quy hoạch vùng phụ cận ga đường sắt
- Điều 51. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch vùng phụ cận ga đường sắt
- Điều 52. Điều chỉnh, cập nhật quy hoạch vùng phụ cận ga đường sắt
- Điều 53. Lựa chọn nhà thầu EPC, EC, EP theo thiết kế FEED
- Điều 54. Giá hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng EPC, EC, EP
- Điều 55. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tham gia thực hiện dự án
- Điều 56. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân tham gia thực hiện dự án
- Điều 57. Kiện toàn mô hình tổ chức Ban Quản lý dự án chuyên ngành