Chương 4 Nghị định 123/2025/NĐ-CP hướng dẫn thiết kế kỹ thuật tổng thể và cơ chế đặc thù cho một số dự án đường sắt
CÁC QUY ĐỊNH CHI TIẾT ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mục 1. KHẢO SÁT XÂY DỰNG PHỤC VỤ LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Điều 34. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát
1. Đối với dự án thực hiện lập thiết kế FEED thay cho thiết kế cơ sở tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, nhiệm vụ khảo sát xây dựng do tư vấn thiết kế FEED hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập. Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế FEED, nhà thầu khảo sát xây dựng hoặc trong trường hợp khảo sát khác, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được người có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án (sau đây gọi chung là cơ quan chuẩn bị dự án) giao tư vấn hỗ trợ chuẩn bị dự án (nếu có) hoặc thuê tổ chức, cá nhân hoặc giao tổ chức, cá nhân trực thuộc có đủ điều kiện năng lực lập.
2. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu, mức độ chi tiết để lập của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định này và không vượt quá nội dung khảo sát lập cho bước thiết kế kỹ thuật.
3. Nội dung nhiệm vụ khảo sát thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
4. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng điều chỉnh được cơ quan chuẩn bị dự án xem xét, phê duyệt trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này.
5. Nhà thầu khảo sát xây dựng lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo nội dung quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định này.
6. Cơ quan chuẩn bị dự án có trách nhiệm tổ chức kiểm tra và phê duyệt nhiệm vụ, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng bằng văn bản hoặc phê duyệt trực tiếp tại nhiệm vụ, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
7. Đối với các dự án tuyến đường sắt đô thị đã lập thiết kế cơ sở, thiết kế FEED trước khi Nghị định này có hiệu lực, trong trường hợp có yêu cầu cập nhật, điều chỉnh thiết kế FEED đã thực hiện thì tư vấn lập dự án đề xuất bổ sung nhiệm vụ khảo sát (nếu cần thiết).
Điều 35. Nội dung, yêu cầu kết quả khảo sát xây dựng
1. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng thực hiện theo quy định của khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
2. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải thể hiện được:
a) Đủ thông tin làm cơ sở phân tích, đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của môi trường, tác động đến cộng đồng dân cư và ảnh hưởng của việc giải phóng mặt bằng nơi tuyến đường sắt dự kiến đi qua; xác định khu vực bãi đổ chất thải rắn xây dựng phục vụ cho dự án;
b) Đánh giá về các biến đổi liên quan đến địa tầng khu vực, đưa ra dự báo và khuyến nghị biện pháp kiểm soát các rủi ro về địa chất trong quá trình thi công, vận hành.
3. Nội dung của kết quả khảo sát phải được tích hợp vào mô hình thông tin công trình (BIM) của dự án theo tiêu chuẩn áp dụng. Dữ liệu khảo sát trong mô hình BIM phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, phục vụ cho quá trình thiết kế FEED. Khuyến khích sử dụng các công nghệ khảo sát tiên tiến để xây dựng mô hình BIM và GIS.
Điều 36. Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
1. Cơ quan chuẩn bị dự án có trách nhiệm phê duyệt Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bằng văn bản hoặc phê duyệt trực tiếp tại Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. Cơ quan chuẩn bị dự án được giao tư vấn hỗ trợ chuẩn bị dự án (nếu có) hoặc thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng làm cơ sở phê duyệt.
2. Nhà thầu khảo sát chịu trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do mình thực hiện. Việc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của cơ quan chuẩn bị dự án không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát thực hiện.
3. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và được lưu trữ theo quy định.
Mục 2. LẬP THIẾT KẾ FEED TẠI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Điều 37. Nhiệm vụ lập thiết kế FEED
1. Nhiệm vụ thiết kế FEED do cơ quan chuẩn bị dự án lập hoặc giao tư vấn hỗ trợ chuẩn bị dự án hoặc thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực lập; cơ quan chuẩn bị dự án chấp thuận.
2. Nội dung của nhiệm vụ thiết kế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
3. Nhiệm vụ thiết kế được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả và yêu cầu sử dụng dự án đầu tư xây dựng công trình. Cơ quan chuẩn bị dự án quyết định việc sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ thiết kế.
Điều 38. Yêu cầu, quy cách hồ sơ thiết kế FEED
1. Thiết kế FEED phải đáp ứng các yêu cầu tại nhiệm vụ thiết kế được chấp thuận.
2. Thiết kế FEED phải tuân thủ tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng, quy định về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm an toàn trong xây dựng, lắp đặt, sử dụng; bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy nổ và điều kiện an toàn khác.
3. Giải pháp thiết kế phải có so sánh và đánh giá để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.
4. Nội dung thiết kế FEED phải thể hiện được cấu trúc tổng thể của hệ thống đường sắt và mối quan hệ tương tác giữa các giao diện hệ thống; xác định các thông tin, thông số, kích thước, vật liệu chủ yếu của các công trình, hạng mục công trình chính, hệ thống phương tiện, thiết bị của dự án; đủ cơ sở để xác định tổng mức đầu tư, dự toán gói thầu và lập bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế FEED.
5. Mô hình thông tin công trình (BIM) kèm theo thiết kế FEED phải đáp ứng các yêu cầu về mức độ thông tin phù hợp theo quy định tại hợp đồng tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, sử dụng định dạng gốc kèm theo định dạng mở.
6. Quy cách hồ sơ thiết kế FEED:
a) Hồ sơ thiết kế FEED được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế FEED và các tài liệu có liên quan;
b) Bản vẽ thiết kế FEED phải có kích cỡ, khung tên; khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế; được tư vấn lập dự án, lập thiết kế FEED ký tên và đóng dấu xác nhận;
c) Hình thức của hồ sơ thiết kế FEED được thực hiện theo quy định của hợp đồng ký kết giữa tư vấn lập dự án với chủ đầu tư; phải bảo đảm tra cứu và bảo quản lâu dài.
Điều 39. Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
1. Đối với dự án lập thiết kế FEED thay cho thiết kế cơ sở tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, căn cứ nhiệm vụ thiết kế FEED được cơ quan chuẩn bị dự án phê duyệt, tư vấn lập dự án thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án theo giai đoạn: lập Báo cáo giữa kỳ theo nội dung quy định tại Điều 40 Nghị định này và triển khai hoàn thành toàn bộ Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án theo nội dung quy định tại Điều 41 Nghị định này.
2. Báo cáo giữa kỳ được cơ quan chuẩn bị dự án trình người quyết định đầu tư để thực hiện các nội dung sau:
a) Giao cơ quan chuyên môn về quy hoạch tổ chức thẩm định trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt phương án tuyến công trình, vị trí công trình theo tuyến;
b) Xem xét, chấp thuận về công nghệ, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho dự án.
3. Người quyết định đầu tư được quyết định việc sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc, thuê tổ chức, cá nhân có điều kiện năng lực để cho ý kiến thẩm định làm cơ sở quyết định các nội dung đề xuất tại Báo cáo giữa kỳ về phương án công nghệ; tiêu chuẩn áp dụng cho dự án; phân chia dự án thành phần (nếu có).
4. Trên cơ sở phương án tối ưu được chấp thuận, tư vấn lập dự án triển khai thiết kế FEED, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng để thực hiện trình thẩm định, phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng.
5. Việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được thực hiện theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường song song với quá trình lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thẩm định; phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước thời hạn cơ quan chuyên môn về xây dựng có thông báo kết quả thẩm định dự án 05 ngày làm việc.
6. Đối với các dự án tuyến đường sắt đô thị đã lập thiết kế cơ sở, thiết kế FEED trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì người quyết định đầu tư được quyết định phân chia dự án thành phần trong giai đoạn lập, điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
Điều 40. Nội dung Báo cáo giữa kỳ của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
1. Thuyết minh chung của Báo cáo giữa kỳ gồm:
a) Thông tin chung về dự án, vị trí xây dựng;
b) Phân tích, đánh giá các phương án công nghệ; sơ bộ phương án tổ chức vận hành;
c) Tổng mức đầu tư xây dựng ước tính;
d) Đánh giá các yếu tố rủi ro;
đ) Đề xuất lựa chọn phương án tối ưu về công nghệ; tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho dự án;
e) Đề xuất về việc phân chia dự án thành phần, tiến độ triển khai dự án thành phần; sơ bộ phân chia các gói thầu (nếu có).
2. Hồ sơ thiết kế FEED về phương án tuyến công trình, vị trí công trình theo tuyến gồm các nội dung sau:
a) Bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 theo hệ tọa độ chuẩn quốc gia VN2000;
b) Bình đồ tuyến, ga, đề-pô đường sắt đô thị tỷ lệ 1/500 thể hiện đầy đủ tim tuyến bao gồm tọa độ, vị trí công trình theo tuyến, chỉ giới đường đỏ công trình đường bộ có liên quan, mặt cắt ngang thể hiện vị trí công trình đường sắt đô thị, ranh giới phạm vi bảo vệ công trình theo phương ngang, ranh giới hành lang an toàn đường sắt, và ranh giới phạm vi thu hồi đất, trong đó, bao gồm đất dành cho kết cấu công trình đường sắt đô thị, đất phục vụ thi công xây dựng và kết nối, giao diện giữa các hạng mục công trình và hệ thống thiết bị của dự án, kết nối giữa hệ thống đường sắt với các khu vực lân cận để quyết định giao đất thực hiện xây dựng công trình đường sắt đô thị;
c) Kết quả tham vấn cộng đồng.
3. Hồ sơ thiết kế FEED về phương án lựa chọn công nghệ gồm:
a) Thuyết minh phương án lựa chọn công nghệ với các nội dung chính sau: hệ thống phương tiện; hệ thống thông tin, tín hiệu; hệ thống giám sát; hệ thống cấp điện, điện sức kéo; hệ thống thẻ vé; trung tâm điều khiển chạy tàu; hệ thống kiểm soát môi trường; hệ thống thiết bị phục vụ duy tu, bảo dưỡng tại đề pô;
b) Khung quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án;
c) Bảng thông số công nghệ, kỹ thuật chủ yếu của dự án;
d) Các phụ lục chứng minh kèm theo.
4. Mô hình thông tin công trình (BIM).
Điều 41. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
1. Thuyết minh chung của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm các nội dung được chấp thuận của Báo cáo giữa kỳ và các nội dung sau:
a) Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;
b) Các yếu tố đảm bảo thực hiện dự án về sử dụng tài nguyên, sử dụng lao động, thời gian thực hiện;
c) Phương án phân chia dự án thành phần, phân kỳ đầu tư; phương án phân chia các gói thầu EPC, EC, EP (nếu có);
d) Đề xuất kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu (nếu có);
đ) Giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án;
e) Đánh giá tác động của dự án liên quan đến thu hồi đất, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai bao gồm đất trồng lúa, đất rừng (nếu có); phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng cho dự án (trừ trường hợp thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo dự án thành phần);
g) Tổng mức đầu tư của dự án theo quy định tại Điều 47 Nghị định này;
h) Khả năng huy động vốn, nguồn và phương thức huy động vốn; phân tích tài chính, rủi ro; chi phí khai thác, sử dụng công trình;
i) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
k) Phương án đào tạo, chuyển giao công nghệ;
l) Kiến nghị các cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;
m) Các nội dung cần thiết khác.
2. Hồ sơ thiết kế FEED bao gồm thuyết minh, bản vẽ, chỉ dẫn kỹ thuật và tài liệu khác, thể hiện các nội dung sau:
a) Thông tin chung về dự án, vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình;
b) Danh mục và quy mô, loại, cấp công trình, thời hạn sử dụng công trình;
c) Danh mục quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho dự án;
d) Các yêu cầu về tính sẵn sàng, độ tin cậy, khả năng bảo trì và an toàn (RAMS);
đ) Xác định chỉ số đánh giá hiệu suất, năng lực vận tải của dự án; phương án tổ chức khai thác chạy tàu;
e) Thông tin, thông số kỹ thuật chủ yếu và các yêu cầu cho hệ thống thiết bị, phương tiện chính bao gồm: hệ thống phương tiện; hệ thống thông tin, tín hiệu; hệ thống giám sát; hệ thống cấp điện, điện sức kéo; hệ thống thẻ vé; trung tâm điều khiển chạy tàu; hệ thống kiểm soát môi trường; hệ thống thiết bị phục vụ duy tu, bảo dưỡng tại đề pô;
g) Thông tin, thông số kỹ thuật, vật liệu chủ yếu và các yêu cầu về công trình tuyến, các công trình trên tuyến: bình đồ, trắc dọc, trắc ngang; giải pháp thiết kế kiến trúc, kết cấu, cơ - điện công trình;
h) Các bản vẽ cần thiết khác (nếu có);
i) Chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế FEED;
k) Phương án kết nối, giao diện hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình; giữa các hạng mục công trình và thiết bị hoặc hệ thống thiết bị của dự án;
l) Phương án kết nối giữa hệ thống đường sắt với hệ thống giao thông công cộng, các khu vực đô thị hiện hữu và tương lai trong quy hoạch khu vực TOD (nếu có);
m) Giải pháp phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; giải pháp phòng chống thiên tai, phương án cứu hộ và sơ tán;
n) Báo cáo đánh giá ảnh hưởng đối với các công trình hiện hữu;
o) Các yêu cầu về vận hành, bảo trì;
p) Mô hình thông tin công trình (BIM);
q) Các nội dung cần thiết khác.
3. Hồ sơ thiết kế về phòng, chống cháy nổ theo pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
4. Các hồ sơ có liên quan đến kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, phương án phân chia gói thầu, dự toán gói thầu EPC, EC, EP (nếu có).
5. Các tài liệu khác có liên quan.
6. Đối với dự án PPP, nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng thực hiện theo pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, riêng hồ sơ thiết kế FEED thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Mục 3. THẨM TRA, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN, THIẾT KẾ XÂY DỰNG
Điều 42. Thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
1. Cơ quan chuẩn bị dự án lựa chọn tổ chức tư vấn thẩm tra song song, đồng thời với quá trình lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án.
2. Nội dung thẩm tra đáp ứng yêu cầu của công tác thẩm định theo quy định tại Điều 43 Nghị định này.
3. Báo cáo kết quả thẩm tra được lập cho Báo cáo giữa kỳ và Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án.
Điều 43. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Đối với dự án sử dụng thiết kế FEED thay thế thiết kế cơ sở, việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu xây dựng được quy định cụ thể như sau:
1. Việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu xây dựng của dự án bao gồm việc thẩm định của người quyết định đầu tư, thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện theo pháp luật về xây dựng đối với dự án nhóm A do địa phương quản lý theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 188/2025/QH15 và các quy định tại Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân thành phố giao cơ quan chuyên môn trực thuộc hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc làm cơ quan chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng các nội dung theo quy định tại khoản 6 Điều này và tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt dự án.
3. Trong quá trình thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm định và cơ quan chuyên môn về xây dựng được lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan về các nội dung thẩm định; được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp tham gia thẩm định.
4. Nội dung thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng gồm:
a) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng;
b) Sự phù hợp của thiết kế FEED của dự án đường sắt đô thị với phương án tuyến công trình, vị trí công trình trên tuyến được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế FEED của dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD với quy hoạch khu vực TOD được duyệt;
c) Khả năng kết nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật khu vực;
d) Kiểm tra kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn về đáp ứng yêu cầu về an toàn công trình; yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ; việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường;
đ) Sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và áp dụng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
e) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về xác định tổng mức đầu tư xây dựng.
5. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư tại điểm e khoản 4 Điều này được quy định cụ thể như sau:
a) Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng; các căn cứ pháp lý để xác định tổng mức đầu tư xây dựng;
b) Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng;
c) Sự phù hợp của nội dung các thành phần chi phí của tổng mức đầu tư xây dựng với quy định và các nội dung, yêu cầu của dự án;
d) Sự tuân thủ hoặc phù hợp với các quy định của pháp luật về áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, các công cụ cần thiết khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố và việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của các dự án, công trình tương tự và các công cụ cần thiết khác để xác định tổng mức đầu tư xây dựng.
6. Nội dung thẩm định của cơ quan chuyên môn trực thuộc người, quyết định đầu tư gồm:
a) Sự phù hợp về quy hoạch, mục tiêu, quy mô đầu tư;
b) Việc đáp ứng các nội dung của hồ sơ thiết kế FEED với nhiệm vụ thiết kế; danh mục tiêu chuẩn áp dụng;
c) Giải pháp tổ chức thực hiện dự án, kinh nghiệm và năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư, phương án giải phóng mặt bằng, hình thức thực hiện dự án;
d) Yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án bao gồm xác định tổng mức đầu tư xây dựng; nguồn vốn, khả năng huy động vốn theo tiến độ; phân tích rủi ro, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội;
đ) Đánh giá các nội dung về thiết kế công nghệ, chuyển giao công nghệ;
e) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan và yêu cầu của người quyết định đầu tư.
7. Nội dung thẩm định, xác định tổng mức đầu tư tại điểm d khoản 6 Điều này được quy định cụ thể như sau:
a) Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng; kiểm tra kết quả thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng của tổ chức tư vấn;
b) Kết quả hoàn thiện, bổ sung hồ sơ trình thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng theo các kiến nghị của cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại khoản 5 Điều này và các ý kiến giải trình;
c) Sự phù hợp, đầy đủ của việc xác định khối lượng hoặc quy mô công trình, hạng mục công trình, chủng loại và số lượng thiết bị theo dây chuyền công nghệ được lựa chọn để tính toán trong tổng mức đầu tư xây dựng so với thiết kế FEED và Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án;
d) Xác định giá trị tổng mức đầu tư xây dựng đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định, phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường và kế hoạch thực hiện dự án;
đ) Phân tích nguyên nhân tăng, giảm và đánh giá việc đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án theo giá trị tổng mức đầu tư xây dựng xác định sau thẩm định.
8. Đối với dự án PPP, nội dung thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng thực hiện theo pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, riêng nội dung thẩm định thiết kế FEED và tổng mức đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều này.
9. Tổng mức đầu tư của dự án sau khi đã được hoàn thiện theo kết quả thẩm định quy định tại Điều này được Ủy ban nhân dân thành phố gửi Kiểm toán nhà nước để thực hiện kiểm toán hồ sơ tổng mức đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị quyết 188/2025/QH15.
Điều 44. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
1. Việc quyết định đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư được thể hiện tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên dự án;
b) Địa điểm xây dựng; hướng tuyến công trình (với công trình xây dựng theo tuyến);
c) Người quyết định đầu tư; chủ đầu tư;
d) Tư vấn lập dự án, thiết kế FEED; tổ chức tư vấn thẩm tra;
đ) Loại, nhóm dự án; danh mục; loại, cấp công trình chính; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính;
e) Mục tiêu dự án;
g) Diện tích đất sử dụng;
h) Quy mô đầu tư xây dựng: quy mô công suất, khả năng phục vụ; một số chỉ tiêu, thông số chính;
i) Danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn (danh mục tiêu chuẩn chủ yếu có thể được chấp thuận theo văn bản riêng);
k) Tổng mức đầu tư; giá trị các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
l) Việc phân chia dự án thành phần;
m) Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu (nếu có);
n) Phương án phân chia gói thầu; dự toán gói thầu EPC, EC, EP (trường hợp có đề xuất phân chia gói thầu);
o) Kế hoạch thực hiện, tiến độ thực hiện từng giai đoạn, hạng mục chính của dự án, phân kỳ đầu tư (nếu có), thời hạn của dự án, (nếu có);
p) Nguồn vốn đầu tư và dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo kế hoạch, tiến độ thực hiện dự án;
q) Hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng;
r) Yêu cầu về nguồn lực, khai thác sử dụng tài nguyên;
s) Phương án đào tạo, chuyển giao công nghệ;
t) Các cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án.
2. Việc phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền đối với dự án PPP được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
3. Trường hợp phê duyệt dự án thành phần theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này, nội dung phê duyệt dự án thành phần theo quy định khoản 1 Điều này trừ điểm l khoản 1 Điều này.
1. Trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 188/2025/QH15, việc điều chỉnh dự án được thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng, pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư tương ứng với nguồn vốn sử dụng của dự án.
2. Ủy ban nhân dân thành phố quyết định điều chỉnh dự án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 188/2025/QH15.
3. Việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh thực hiện theo Điều 43 Nghị định này đối với các nội dung điều chỉnh.
4. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng điều chỉnh cần bổ sung các nội dung sau:
a) Lý do, mục tiêu điều chỉnh dự án, việc đáp ứng điều kiện điều chỉnh dự án theo pháp luật đầu tư công;
b) Báo cáo của chủ đầu tư về quá trình thực hiện dự án, tình hình thực tế thi công các công trình xây dựng của dự án đến thời điểm đề xuất điều chỉnh.
Điều 46. Thiết kế xây dựng triển khai sau khi dự án được phê duyệt
1. Đối với các dự án được sử dụng thiết kế FEED thay cho thiết kế cơ sở tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, việc lập, kiểm soát thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế FEED của chủ đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
2. Trường hợp dự án thực hiện lập thiết kế cơ sở tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và triển khai thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là thiết kế FEED, nhiệm vụ thiết kế, yêu cầu, nội dung thiết kế FEED thực hiện theo quy định tại Điều 37, Điều 38, khoản 2 Điều 41 Nghị định này.
3. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân thành phố là cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế FEED triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án.
4. Nội dung thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng gồm:
a) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng;
b) Sự phù hợp của thiết kế FEED với thiết kế cơ sở tại dự án được phê duyệt;
c) Kiểm tra kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn đáp ứng yêu cầu về an toàn công trình; an toàn về phòng, chống cháy nổ;
d) Sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng;
đ) Đánh giá các nội dung về thiết kế công nghệ, chuyển giao công nghệ.
Điều 47. Tổng mức đầu tư xây dựng
1. Tổng mức đầu tư xây dựng ước tính của Báo cáo giữa kỳ xác định theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
2. Tổng mức đầu tư xây dựng của dự án xác định theo các quy định tại Điều 23 Nghị định này.
3. Tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được điều chỉnh khi dự án được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định này và các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép. Việc thẩm tra, thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định Điều 42, Điều 43 của Nghị định này và quy định pháp luật về xây dựng.
Điều 48. Dự toán gói thầu xây dựng
1. Dự toán gói thầu EPC, EC, EP được xác định trên cơ sở thiết kế FEED, các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng và các nội dung khác trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, phù hợp với nội dung, phạm vi, thời gian thực hiện của gói thầu; và được phê duyệt tại Quyết định phê duyệt dự án (trường hợp có đề xuất phân chia gói thầu).
2. Căn cứ tổng mức đầu tư xây dựng, kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, dự toán gói thầu được duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư cập nhật giá gói thầu EPC, EC, EP theo quy định của pháp luật về đấu thầu (nếu cần thiết); tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
3. Dự toán gói thầu EPC, EC, EP được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng.
4. Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định việc bổ sung các chi phí đặc thù, đặc biệt khác trong dự toán gói thầu xây dựng (trong trường hợp cần thiết) đảm bảo phù hợp với thực tiễn triển khai và thông lệ quốc tế.
5. Áp dụng, sử dụng hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị quyết số 188/2025/QH15 để xác định dự toán các gói thầu khác thuộc dự án ngoài các gói thầu quy định tại khoản 1 Điều này.
Việc tính toán, quy đổi cần phù hợp với nội dung, phạm vi, tính chất chi phí, thời điểm tính toán, địa điểm xây dựng và điều kiện cụ thể của gói thầu và phải được phân tích, đánh giá, thuyết minh rõ trong dự toán.
Điều 49. Chi phí vận hành và bảo trì công trình
1. Khi xác định chi phí vận hành và bảo trì công trình, được áp dụng, sử dụng:
a) Hệ thống định mức, đơn giá vận hành và bảo trì do các tổ chức nước ngoài công bố hoặc của dự án đường sắt đô thị tương tự trên thế giới và được quy đổi phù hợp với nội dung, phạm vi, tính chất chi phí, thời điểm tính toán, địa điểm xây dựng và điều kiện cụ thể của dự án trong trường hợp hệ thống định mức, đơn giá vận hành và bảo trì do cấp có thẩm quyền ban hành không có hoặc có nhưng chưa phù hợp với công trình, dự án;
b) Các khoản mục chi phí như các dự án đường sắt đô thị có tính chất, điều kiện triển khai tương tự trên thế giới khi pháp luật Việt Nam chưa quy định hoặc đã có quy định nhưng chưa phù hợp với công trình, dự án.
2. Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định thời gian áp dụng hệ thống định mức, đơn giá và các khoản mục chi phí nêu tại khoản 1 Điều này đảm bảo việc xác định chi phí vận hành và bảo trì công trình tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với thực tế vận hành, bảo trì công trình, dự án.
Nghị định 123/2025/NĐ-CP hướng dẫn thiết kế kỹ thuật tổng thể và cơ chế đặc thù cho một số dự án đường sắt
- Số hiệu: 123/2025/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/06/2025
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/06/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc và các quy định chung về thực hiện dự án
- Điều 5. Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 6. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát
- Điều 7. Nội dung, yêu cầu kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 8. Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 9. Nhiệm vụ lập thiết kế FEED
- Điều 10. Yêu cầu, quy cách của thiết kế FEED
- Điều 11. Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 12. Nội dung Báo cáo giữa kỳ của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 13. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 14. Hội đồng, thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 15. Thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 16. Nội dung, trình tự cho ý kiến Báo cáo giữa kỳ
- Điều 17. Hồ sơ, trình tự thẩm định, quyết định đầu tư dự án
- Điều 18. Nội dung thẩm định quyết định đầu tư dự án
- Điều 19. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
- Điều 20. Điều chỉnh dự án
- Điều 21. Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế FEED
- Điều 22. Tổng mức đầu tư xây dựng ước tính
- Điều 23. Tổng mức đầu tư xây dựng
- Điều 24. Dự toán gói thầu xây dựng
- Điều 25. Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thẩm tra, thẩm định quyết định đầu tư xây dựng
- Điều 26. Hồ sơ, trình tự thẩm định, quyết định đầu tư dự án
- Điều 27. Nội dung thẩm định, phê duyệt, quyết định đầu tư xây dựng
- Điều 28. Điều chỉnh dự án
- Điều 29. Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 30. Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 34. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát
- Điều 35. Nội dung, yêu cầu kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 36. Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 37. Nhiệm vụ lập thiết kế FEED
- Điều 38. Yêu cầu, quy cách hồ sơ thiết kế FEED
- Điều 39. Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 40. Nội dung Báo cáo giữa kỳ của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 41. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 42. Thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 43. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 44. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
- Điều 45. Điều chỉnh dự án
- Điều 46. Thiết kế xây dựng triển khai sau khi dự án được phê duyệt
- Điều 47. Tổng mức đầu tư xây dựng
- Điều 48. Dự toán gói thầu xây dựng
- Điều 49. Chi phí vận hành và bảo trì công trình
- Điều 50. Quy hoạch vùng phụ cận ga đường sắt
- Điều 51. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch vùng phụ cận ga đường sắt
- Điều 52. Điều chỉnh, cập nhật quy hoạch vùng phụ cận ga đường sắt
- Điều 53. Lựa chọn nhà thầu EPC, EC, EP theo thiết kế FEED
- Điều 54. Giá hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng EPC, EC, EP
- Điều 55. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tham gia thực hiện dự án
- Điều 56. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân tham gia thực hiện dự án
- Điều 57. Kiện toàn mô hình tổ chức Ban Quản lý dự án chuyên ngành