Điều 33 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024
Điều 33. Thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
1. Các dự án sau đây được thực hiện tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia:
a) Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;
b) Dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai có thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài hoặc có thời gian hoạt động dài hơn thời gian dự trữ khoáng sản còn lại và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
c) Thăm dò, khai thác khoáng sản không thuộc đối tượng dự trữ khoáng sản và có thời gian hoạt động không vượt quá thời gian dự trữ khoáng sản còn lại;
d) Dự án đầu tư khác không thuộc trường hợp có thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài hoặc không thuộc trường hợp có thời gian hoạt động dài hơn thời gian dự trữ khoáng sản còn lại.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải đánh giá mức độ ảnh hưởng đến khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ trong phạm vi dự án đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này. Thời điểm đánh giá được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.
3. Nội dung đánh giá mức độ ảnh hưởng đến khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ bao gồm:
a) Tổng quan khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ trong diện tích dự án, gồm mức độ điều tra địa chất về khoáng sản; hiện trạng tài nguyên, trữ lượng và thực trạng hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản (nếu có);
b) Đánh giá mức độ tác động của hoạt động của dự án đầu tư đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng đối với loại khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ; xác định rõ hạng mục công trình có thể tác động trực tiếp đến khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ khoáng sản;
c) Giải pháp bảo vệ khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ nằm trong diện tích dự án;
d) Cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong phạm vi dự án đầu tư.
4. Việc quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về địa chất, khoáng sản đối với nội dung quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải theo dõi, giám sát và kịp thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đối với trường hợp khi thi công xây dựng hoặc trong quá trình vận hành dự án mà có tác động trực tiếp đến loại khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ để xử lý theo quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này.
6. Trường hợp khi triển khai thi công các hạng mục công trình của dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia mà bắt buộc phải san gạt, đào đắp bề mặt địa hình, tác động trực tiếp đến khoáng sản dự trữ thì tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án để tổ chức kiểm tra, quyết định việc cho phép thu hồi hoặc không thu hồi khoáng sản.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này xem xét cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản. Đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận bằng văn bản.
8. Việc thu hồi khoáng sản được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Thu hồi khoáng sản được thực hiện đồng thời khi triển khai dự án;
b) Chủ đầu tư dự án phải tổ chức thu hồi khoáng sản theo quy định tại khoản 9 Điều này. Trường hợp không tổ chức thu hồi khoáng sản, chủ đầu tư phải đề xuất tổ chức, đơn vị khác để thu hồi và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
9. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều này được phép thu hồi khoáng sản có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 76 của Luật này.
10. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Luật Địa chất và Khoáng sản 2024
- Số hiệu: 54/2024/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1533 đến số 1534
- Ngày hiệu lực: 01/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Chính sách của Nhà nước về địa chất, khoáng sản
- Điều 4. Nguyên tắc điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản
- Điều 5. Nguyên tắc hội nhập và hợp tác quốc tế về địa chất, khoáng sản
- Điều 6. Phân nhóm khoáng sản
- Điều 7. Bảo vệ tài nguyên địa chất chưa khai thác, sử dụng và khoáng sản chưa khai thác
- Điều 8. Quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất, khoáng sản được khai thác
- Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
- Điều 11. Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản
- Điều 12. Quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II, phương án quản lý về địa chất, khoáng sản
- Điều 13. Căn cứ và nội dung của quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II
- Điều 14. Nội dung và trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản địa chất
- Điều 15. Điều tra, khoanh định, lập bản đồ các khu vực di chỉ địa chất, di sản địa chất, tài nguyên vị thế
- Điều 16. Điều tra địa chất môi trường, tai biến địa chất
- Điều 17. Điều tra địa chất công trình, địa chất đô thị
- Điều 18. Điều tra điều kiện địa chất khác
- Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động điều tra cơ bản địa chất
- Điều 20. Nội dung và trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra địa chất về khoáng sản
- Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện điều tra địa chất về khoáng sản
- Điều 22. Quy định về tham gia điều tra địa chất về khoáng sản của tổ chức, cá nhân
- Điều 23. Đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản
- Điều 24. Phân loại khu vực khoáng sản
- Điều 25. Khu vực hoạt động khoáng sản, khu vực quy hoạch hoạt động khoáng sản
- Điều 26. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
- Điều 27. Khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
- Điều 28. Khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
- Điều 29. Khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
- Điều 30. Điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
- Điều 31. Thời gian dự trữ khoáng sản tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
- Điều 32. Quản lý, bảo vệ khoáng sản tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
- Điều 33. Thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
- Điều 34. Bồi thường thiệt hại khi dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
- Điều 35. Sử dụng đất, khu vực biển, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản
- Điều 36. Sử dụng nước, xả thải vào nguồn nước trong hoạt động khoáng sản
- Điều 37. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
- Điều 38. Điều kiện của tổ chức kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản
- Điều 39. Lựa chọn tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
- Điều 40. Khảo sát thực địa để lập đề án thăm dò khoáng sản
- Điều 41. Diện tích khu vực thăm dò khoáng sản
- Điều 42. Đề án thăm dò khoáng sản
- Điều 43. Nguyên tắc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản
- Điều 44. Giấy phép thăm dò khoáng sản
- Điều 45. Cấp, gia hạn, cấp lại, điều chỉnh, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản
- Điều 46. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản
- Điều 48. Quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
- Điều 49. Thăm dò khoáng sản sử dụng vốn ngân sách nhà nước
- Điều 50. Công nhận kết quả thăm dò khoáng sản
- Điều 51. Thẩm quyền công nhận kết quả thăm dò khoáng sản
- Điều 52. Thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép thăm dò khoáng sản
- Điều 53. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản
- Điều 54. Khu vực khai thác khoáng sản, diện tích khu vực thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản
- Điều 55. Nguyên tắc cấp giấy phép khai thác khoáng sản
- Điều 56. Giấy phép khai thác khoáng sản
- Điều 57. Cấp, gia hạn, cấp lại, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản
- Điều 58. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
- Điều 59. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
- Điều 60. An toàn, vệ sinh lao động và kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản
- Điều 61. Thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ
- Điều 62. Giám đốc điều hành mỏ, nhân sự điều hành mỏ
- Điều 63. Bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản
- Điều 64. Thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản
- Điều 65. Khai thác khoáng sản chiến lược, quan trọng, khoáng sản độc hại, khoáng sản phóng xạ
- Điều 66. Thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản
- Điều 67. Quy định chung về khai thác tận thu khoáng sản
- Điều 68. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
- Điều 69. Cấp, gia hạn, điều chỉnh và trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản
- Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu khoáng sản
- Điều 71. Thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
- Điều 72. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nhóm IV
- Điều 73. Quy định chung về khai thác khoáng sản nhóm IV
- Điều 74. Cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV
- Điều 75. Quy định chung về thu hồi khoáng sản
- Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thu hồi khoáng sản
- Điều 79. Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
- Điều 80. Nội dung bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
- Điều 81. Yêu cầu chung về hoạt động đóng cửa mỏ khoáng sản
- Điều 82. Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, phương án đóng cửa mỏ khoáng sản
- Điều 83. Thẩm định, phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, chấp thuận phương án đóng cửa mỏ khoáng sản
- Điều 84. Thực hiện đóng cửa mỏ khoáng sản
- Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thực hiện đóng cửa mỏ khoáng sản
- Điều 86. Nguyên tắc hoạt động thăm dò, khai thác, thu hồi cát, sỏi lòng sông, lòng hồ và khu vực biển
- Điều 87. Nguyên tắc cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển
- Điều 88. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển
- Điều 89. Thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản
- Điều 90. Giao nộp, thu nhận thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản
- Điều 91. Lưu trữ, bảo quản thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản
- Điều 92. Cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản
- Điều 93. Trách nhiệm của cơ quan lưu trữ thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản; Bảo tàng địa chất và khoáng sản
- Điều 94. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản
- Điều 95. Nguồn thu ngân sách nhà nước từ hoạt động điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, hoạt động khoáng sản và thu hồi khoáng sản
- Điều 96. Nguyên tắc xác định hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do Nhà nước đã đầu tư
- Điều 97. Hoàn trả chi phí thăm dò khoáng sản giữa các tổ chức, cá nhân
- Điều 98. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
- Điều 99. Phương pháp xác định, phương thức thu, quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
- Điều 100. Khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
- Điều 101. Nguyên tắc đấu giá quyền khai thác khoáng sản
- Điều 102. Giá khởi điểm, bước giá, tiền đặt trước, tiền đặt cọc
- Điều 103. Điều kiện của tổ chức, cá nhân được tham gia cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản
- Điều 104. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản
- Điều 105. Phương pháp xác định, phương thức thu, nộp, quản lý tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ở khu vực trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản
- Điều 106. Hủy quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản