Hệ thống pháp luật

Điều 24 Thông tư 35/2025/TT-BCA quy định về đầu tư, mua sắm trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Điều 24. Nghiệm thu, cấp phát, theo dõi tài sản, hàng hóa, dịch vụ

1. Đơn vị mua sắm chịu trách nhiệm về tính khách quan, minh bạch, trung thực và độ chính xác, đầy đủ của kết quả nghiệm thu; chỉ tổ chức nghiệm thu sau khi nhà thầu thực hiện hợp đồng bàn giao đúng và đầy đủ, cụ thể như sau:

a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi cung cấp của gói thầu (bao gồm cả việc thiết lập, lắp đặt các hệ thống thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo, hướng dẫn sử dụng, vận hành máy móc, thiết bị và các nội dung khác đã thỏa thuận);

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh tính hợp lệ của hàng hóa, dịch vụ theo quy định của hợp đồng.

2. Nghiệm thu đối với hàng hóa, dịch vụ không phải thi công lắp đặt, thiết lập hệ thống theo quy định của hợp đồng:

a) Kiểm tra số lượng và nội dung của hồ sơ, giấy tờ chứng minh tính hợp lệ của hàng hóa;

b) Kiểm tra số lượng, tình trạng, thông tin, thông số kỹ thuật của hàng hóa (dựa trên hàng hóa thực tế và các hồ sơ, giấy tờ kèm theo);

c) Kiểm tra toàn bộ lô hàng hoặc xác suất nhằm xác nhận hàng hóa hoạt động bình thường;

d) Xác nhận các nội dung đã được thực hiện theo quy định của hợp đồng và các nội dung cần thực hiện ngoài quy định của hợp đồng (nếu có);

đ) Lập biên bản nghiệm thu, có chữ ký xác nhận của các bên tham gia nghiệm thu.

3. Nghiệm thu hàng hóa là hệ thống thiết bị kỹ thuật phức tạp, đặc thù phải thi công cài đặt, thiết lập thành hệ thống:

a) Nghiệm thu hàng hóa trước khi đưa vào thi công cài đặt, thiết lập thành hệ thống thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều này;

b) Kiểm tra hoạt động tổng thể của hệ thống thiết bị kỹ thuật sau khi được thi công cài đặt, thiết lập thành hệ thống;

c) Vận hành thử nghiệm hệ thống trong thời gian theo quy định của hợp đồng để đánh giá tính năng bảo đảm hệ thống hoạt động bình thường;

d) Lập biên bản nghiệm thu tổng thể, có chữ ký xác nhận của các bên tham gia nghiệm thu.

4. Cấp phát, theo dõi tài sản, hàng hóa mua sắm:

a) Sau khi tài sản, hàng hóa được bàn giao, nghiệm thu theo hợp đồng, căn cứ quyết định trang bị của cấp có thẩm quyền, đơn vị mua sắm cấp phát và báo nợ hiện vật cho đơn vị quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định khác có liên quan với nguyên giá tài sản cố định hoặc giá trị hàng hóa theo giá tạm tính (giá quyết toán hợp đồng hoặc giá theo hóa đơn nhà thầu cung cấp);

b) Căn cứ giấy báo nợ hiện vật, đơn vị quản lý, sử dụng tài sản có trách nhiệm hạch toán kế toán tài sản, hàng hóa được trang bị theo chế độ kế toán hiện hành;

c) Khi dự án đầu tư, dự toán mua sắm được phê duyệt quyết toán, đơn vị mua sắm phân bổ các chi phí chung, chi phí khác của dự án đầu tư, dự toán mua sắm vào giá trị tài sản, hàng hóa được hình thành qua đầu tư, mua sắm theo quy định và thông báo cho đơn vị quản lý, sử dụng tài sản thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tài sản cố định hoặc giá trị hàng hóa đã được hạch toán trên sổ kế toán của đơn vị.

Thông tư 35/2025/TT-BCA quy định về đầu tư, mua sắm trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

  • Số hiệu: 35/2025/TT-BCA
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 06/05/2025
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Lương Tam Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/06/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH