Chương 6 Thông tư 05/2025/TT-BNV quy định nghiệp vụ lưu trữ tài liệu lưu trữ số do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ SỐ
Điều 32. Yêu cầu sử dụng tài liệu lưu trữ số
1. Các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ số được thực hiện trên cổng thông tin điện tử hoặc Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ số tại lưu trữ hiện hành và lưu trữ lịch sử.
2. Tài liệu lưu trữ số được tạo bản sao cung cấp cho người sử dụng (người dùng) bằng định dạng số hoặc định dạng giấy.
3. Bản dành cho người sử dụng của tài liệu lưu trữ số được nhân bản từ bản gốc tài liệu lưu trữ số, theo định dạng gói tin sử dụng (DIP) để cung cấp cho người dùng theo mục đích sử dụng.
4. Việc sử dụng tài liệu lưu trữ số của người dùng được thực hiện sau khi được cấp tài khoản đăng nhập vào Hệ thống bởi cơ quan, tổ chức quản lý Hệ thống.
5. Đối với tài liệu lưu trữ giấy hoặc tài liệu lưu trữ trên vật mang tin khác đã có dữ liệu chủ trong Hệ thống nhưng chưa được số hóa, thủ tục đăng ký, tiếp nhận, xét duyệt yêu cầu đọc, cấp bản sao được thực hiện trên Hệ thống.
Điều 33. Sử dụng tài liệu lưu trữ số tại lưu trữ hiện hành
1. Tài liệu lưu trữ số tại lưu trữ hiện hành được sử dụng để đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ quan, tổ chức và nhu cầu thông tin của công dân theo quy định của pháp luật về lưu trữ và tiếp cận thông tin.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định việc sử dụng tài liệu lưu trữ số tại lưu trữ hiện hành phục vụ hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức .
3. Các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ số tại lưu trữ hiện hành phục vụ nhu cầu của công dân thực hiện theo quy định tại Mục 2, Mục 3 và Mục 4 Chương VI Thông tư này.
Điều 34. Sử dụng tài liệu lưu trữ số tại lưu trữ lịch sử
1. Thủ tục thực hiện các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ số tại lưu trữ lịch sử thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều của Luật Lưu trữ.
2. Các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ số tại lưu trữ lịch sử thực hiện theo quy định tại Mục 2, Mục 3 và Mục 4 Chương VI Thông tư này.
Mục 2. ĐỌC TÀI LIỆU LƯU TRỮ SỐ
Điều 35. Tra cứu thông tin và đăng ký yêu cầu đọc tài liệu lưu trữ số
1. Cách thức tra tìm tài liệu lưu trữ số trong Hệ thống.
a) Theo từ khóa.
b) Theo phông.
c) Theo hồ sơ.
d) Theo tài liệu.
đ) Theo các chuyên đề (nếu có).
2. Đăng ký tài khoản
a) Người dùng khai báo thông tin cấp tài khoản gồm: họ và tên, số định danh cá nhân (số giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật), thư điện tử hoặc số điện thoại liên hệ, cơ quan công tác (nếu có), chế độ ưu tiên (nếu có), ghi chú khác (nếu có).
b) Thời gian cấp tài khoản cho người dùng không quá 01 ngày làm việc.
3. Người dùng lựa chọn những hồ sơ, tài liệu cần đọc và gửi yêu cầu đọc tài liệu lưu trữ.
4. Hệ thống hiển thị thông tin tổng quan về yêu cầu đọc của người dùng, yêu cầu người dùng nhập mục đích sử dụng tài liệu lưu trữ.
5. Người dùng nhập mục đích sử dụng tài liệu, cung cấp bằng chứng trong trường hợp đặc biệt hoặc được ưu tiên, rà soát thông tin về yêu cầu đọc và gửi yêu cầu đọc trên Hệ thống.
Điều 36. Tiếp nhận và xét duyệt yêu cầu đọc tài liệu lưu trữ số
1. Lưu trữ hiện hành, lưu trữ lịch sử
a) Tiếp nhận yêu cầu, xét duyệt yêu cầu và cho ý kiến đồng ý hoặc từ chối đối với từng hồ sơ, tài liệu không thuộc trường hợp tiếp cận có điều kiện.
b) Xét duyệt yêu cầu đọc tài liệu.
c) Thông báo kết quả xét duyệt yêu cầu đến người dùng gồm các thông tin: hồ sơ, tài liệu được duyệt; thời gian đọc (không quá 15 ngày kể từ ngày được xét duyệt); hồ sơ, tài liệu chưa hoặc không được duyệt kèm lý do; phí đọc tài liệu theo quy định và được tính theo hồ sơ (AIP_hoso), tài liệu lưu trữ độc lập (AIP_tailieu) hoặc tính theo phút tài liệu ghi âm, ghi hình, video.
d) Có ý kiến trực tiếp đối với từng hồ sơ, tài liệu tiếp cận có điều kiện và trình cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xét duyệt. Lưu trữ hiện hành trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được ủy quyền xét duyệt trong Hệ thống. Lưu trữ lịch sử trình cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ xét duyệt thông qua Hệ thống hoặc bằng công văn hành chính.
đ) Tiếp nhận kết quả xét duyệt.
e) Trả kết quả cho người dùng theo từng đợt xét duyệt.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xét duyệt
a) Tiếp nhận yêu cầu.
b) Có ý kiến trực tiếp đối với từng hồ sơ, tài liệu tiếp cận có điều kiện hoặc có ý kiến xét duyệt tổng thể đối với cả yêu cầu.
3. Người dùng
a) Tiếp nhận kết quả xét duyệt.
b) Thanh toán phí.
4. Hệ thống xác nhận việc thanh toán phí của người dùng.
Điều 37. Bản dành cho người sử dụng đọc trên Hệ thống
1. Được nhân bản từ tài liệu lưu trữ gốc.
2. Không kiểm tra được các yếu tố xác thực số đối với tài liệu lưu trữ gốc.
3. Tên cơ quan, tổ chức hoặc lưu trữ lịch sử được hiển thị tại lề dưới, chính giữa các trang tài liệu; chèn vào tài liệu ghi hình; ghi chú trước hoặc sau tài liệu ghi âm.
4. Không cho phép người dùng tải tài liệu.
5. Hệ thống tự động xóa sau 05 ngày kể từ ngày hết hạn đọc tài liệu của người dùng.
Mục 3. CẤP BẢN SAO TÀI LIỆU LƯU TRỮ SỐ
1. Người dùng lựa chọn tài liệu cần nhận bản sao và gửi yêu cầu cấp bản sao tài liệu lưu trữ.
2. Hệ thống hiển thị thông tin tổng quan về yêu cầu cấp bản sao, mục đích sử dụng tài liệu, hình thức nhận bản sao (định dạng số hoặc định dạng giấy), loại bản sao (không có xác thực hoặc có xác thực).
3. Người dùng có thể nhận bản sao định dạng số thông qua tài khoản trong Hệ thống, thư điện tử hoặc nhận bản sao định dạng giấy tại cơ quan, tổ chức, lưu trữ lịch sử hoặc tại địa chỉ cụ thể.
Điều 39. Tiếp nhận và xét duyệt yêu cầu
1. Lưu trữ hiện hành, lưu trữ lịch sử
a) Tiếp nhận yêu cầu, xét duyệt yêu cầu và cho ý kiến đồng ý hoặc từ chối đối với từng tài liệu không thuộc trường hợp tiếp cận có điều kiện.
b) Xét duyệt yêu cầu.
c) Thông báo kết quả xét duyệt yêu cầu đến người dùng gồm các thông tin: tài liệu được duyệt; tài liệu chưa hoặc không được duyệt kèm lý do; phí sao tài liệu (Hệ thống tự động tính phí). Phí cấp bản sao được tính theo trang tài liệu văn bản; phút tài liệu ghi âm, ghi hình, video.
d) Có ý kiến trực tiếp đối với từng tài liệu tiếp cận có điều kiện và trình cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xét duyệt theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 36 Thông tư này.
đ) Tiếp nhận kết quả xét duyệt.
e) Trả kết quả cho người dùng theo từng đợt xét duyệt.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xét duyệt
a) Tiếp nhận yêu cầu.
b) Có ý kiến trực tiếp đối với từng tài liệu tiếp cận có điều kiện hoặc có ý kiến xét duyệt tổng thể đối với cả yêu cầu.
3. Người dùng
a) Tiếp nhận kết quả xét duyệt.
b) Thanh toán phí.
4. Hệ thống xác nhận việc thanh toán phí của người dùng.
Điều 40. Bản sao tài liệu lưu trữ số không có xác thực
1. Được nhân bản từ tài liệu lưu trữ gốc, bảo đảm định dạng phù hợp với định dạng của tài liệu lưu trữ gốc.
2. Không kiểm tra được các yếu tố xác thực số đối với tài liệu lưu trữ gốc.
3. Tên cơ quan, tổ chức hoặc lưu trữ lịch sử được hiển thị tại lề dưới, chính giữa các trang tài liệu; chèn vào tài liệu ghi hình; ghi chú trước hoặc sau tài liệu ghi âm.
4. Hiển thị chữ “BẢN SAO” tại góc trên, bên phải, trang đầu tài liệu, được trình bày bằng phông chữ Times New Roman, chữ in thường, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 10, màu đen. Quy định này không áp dụng đối với bản sao từ tài liệu ghi âm, ghi hình, video.
5. Cho phép người dùng tải tài liệu từ tài khoản được cấp trong Hệ thống hoặc gửi cho người dùng qua địa chỉ thư điện tử trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được xét duyệt.
6. Hệ thống tự động xóa sau 05 ngày kể từ ngày hết hạn tải tài liệu.
Điều 41. Bản sao tài liệu lưu trữ số có xác thực
1. Thể thức và kỹ thuật trình bày của bản sao tài liệu lưu trữ số có xác thực như bản sao tài liệu lưu trữ số không có xác thực quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 40 Thông tư này và có chữ ký số của cơ quan, tổ chức hoặc lưu trữ lịch sử.
2. Chữ ký số của cơ quan, tổ chức hoặc lưu trữ lịch sử trên bản sao tài liệu lưu trữ số văn bản, tài liệu ảnh thể hiện bằng thông tin là chữ “BẢN SAO” như quy định tại khoản 4 Điều 40 Thông tư này.
3. Chữ ký số của cơ quan, tổ chức hoặc lưu trữ lịch sử trên bản sao tài liệu ghi âm hoặc video đáp ứng quy định tại khoản 6 Điều 36 Luật Lưu trữ.
Điều 42. Bản sao tài liệu lưu trữ số có xác thực dạng gói tin DIP
1. Được nhân bản từ bản gốc tài liệu lưu trữ số và bảo đảm các yếu tố xác thực đối với tài liệu lưu trữ gốc.
2. Được gán trong tệp tin văn bản xác thực của lưu trữ lịch sử định dạng .pdf/a, gồm các thông tin:
a) Mã xác thực lưu trữ.
b) Tên lưu trữ lịch sử.
c) Thông tin người nhận: họ và tên, mã định danh công dân hoặc số giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật.
d) Mã lưu trữ của tài liệu gốc.
đ) Số và ký hiệu của tài liệu gốc (nếu có).
e) Tên loại tài liệu.
g) Trích yếu nội dung hoặc tiêu đề tài liệu.
h) Mục đích sử dụng.
i) Ngày cấp.
k) Thời hạn sử dụng.
l) Số lượng bản.
3. Được đóng gói theo cấu trúc gói tin DIP quy định tại Phụ lục V Thông tư này.
Điều 43. Bản sao tài liệu lưu trữ số định dạng giấy
1. Được in ra từ tài liệu lưu trữ số.
2. Thể thức, kỹ thuật trình bày thực hiện theo quy định về cấp bản sao tài liệu lưu trữ giấy của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều của Luật Lưu trữ.
Mục 4. CUNG CẤP THÔNG TIN TỪ TÀI LIỆU LƯU TRỮ SỐ VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI LIỆU LƯU TRỮ
Điều 44. Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ
1. Cung cấp Danh mục tài liệu lưu trữ từ cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ
a) Danh mục tài liệu lưu trữ từ cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ (viết tắt là Danh mục tài liệu lưu trữ) được hình thành theo từng chủ đề cụ thể do người dùng yêu cầu trên Hệ thống, được trích xuất từ Hệ thống và được sắp xếp theo một trình tự logic nhất định.
b) Thông tin về hồ sơ, tài liệu được thống kê trong Danh mục tài liệu lưu trữ được cung cấp cho người dùng tối đa không vượt quá bốn trường tin.
c) Trường hợp Hệ thống có chức năng đa ngôn ngữ, Danh mục tài liệu lưu trữ được thể hiện bằng các ngôn ngữ khác nhau theo yêu cầu của người dùng.
2. Cung cấp thông tin trích xuất từ tài liệu lưu trữ số
a) Thông tin trích xuất từ tài liệu lưu trữ số được thể hiện bằng tài liệu thống kê nội dung về một chủ đề cụ thể theo yêu cầu của người dùng; mỗi nội dung được trích xuất nguyên văn từ tài liệu lưu trữ số; có chỉ dẫn địa chỉ lưu trữ và giữ được liên kết đến tài liệu lưu trữ gốc.
b) Thông tin trích xuất từ tài liệu lưu trữ số được xác thực bởi cơ quan, tổ chức quản lý Hệ thống khi cung cấp cho người dùng.
c) Trường hợp Hệ thống có chức năng đa ngôn ngữ, thông tin trích xuất từ tài liệu lưu trữ số được thể hiện bằng các ngôn ngữ khác nhau theo yêu cầu của người dùng.
3. Cung cấp thông tin tổng hợp từ tài liệu lưu trữ số và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ
a) Thông tin tổng hợp từ tài liệu lưu trữ số được thể hiện bằng báo cáo tổng hợp về một chủ đề cụ thể theo yêu cầu của người dùng; được trích xuất từ Hệ thống; được tổng hợp và biên tập tự động bởi Hệ thống; mỗi đoạn nội dung trong báo cáo có chỉ dẫn địa chỉ lưu trữ và giữ được liên kết đến tài liệu lưu trữ gốc; có xác thực của cơ quan quản lý Hệ thống.
b) Thông tin tổng hợp từ cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ được thể hiện bằng báo cáo thống kê số liệu thông minh có định hướng về tài liệu lưu trữ, tình hình quản lý tài liệu lưu trữ và đối tượng sử dụng tài liệu lưu trữ; được trích xuất từ Hệ thống theo yêu cầu của người dùng.
c) Trường hợp Hệ thống có chức năng đa ngôn ngữ, thông tin tổng hợp từ tài liệu lưu trữ số và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ được thể hiện bằng các ngôn ngữ khác nhau theo yêu cầu của người dùng.
4. Tùy thuộc vào năng lực xử lý của Hệ thống, người đứng đầu cơ quan quản lý Hệ thống quyết định số lượng hồ sơ, tài liệu cung cấp đối với từng hình thức quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này cho một lần yêu cầu.
5. Thẩm quyền cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ số được thực hiện theo thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ.
1. Người dùng truy cập vào Hệ thống, tạo lập tài khoản và chọn hình thức quy định tại Điều 44 Thông tư này.
2. Người dùng tạo và gửi yêu cầu trên Hệ thống.
3. Hệ thống yêu cầu người dùng khai báo mục đích sử dụng.
4. Người dùng khai báo và xác nhận phương thức nhận kết quả bản số thông qua tài khoản trong Hệ thống, thư điện tử hoặc bản giấy tại lưu trữ lịch sử hoặc tại địa chỉ cụ thể.
Điều 46. Tiếp nhận và xét duyệt yêu cầu
1. Lưu trữ hiện hành, lưu trữ lịch sử
a) Tiếp nhận yêu cầu.
b) Xét duyệt yêu cầu.
c) Thông báo kết quả xét duyệt và phí cung cấp thông tin đối với trường hợp được xét duyệt hoặc lý do không xét duyệt.
d) Trường hợp yêu cầu của người dùng liên quan đến thông tin trong tài liệu tiếp cận có điều kiện, lưu trữ hiện hành, lưu trữ lịch sử phải trình cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xét duyệt theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 36 Thông tư này.
đ) Trả kết quả cho người dùng.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xét duyệt
a) Tiếp nhận yêu cầu.
b) Xét duyệt yêu cầu.
c) Trả kết quả xét duyệt.
3. Người dùng
a) Tiếp nhận kết quả xét duyệt.
b) Thanh toán phí.
4. Hệ thống xác nhận việc thanh toán phí của người dùng.
5. Thời gian tiếp nhận và xét duyệt yêu cầu không quá 06 ngày làm việc kể từ ngày Hệ thống tiếp nhận yêu cầu.
Điều 47. Xử lý nghiệp vụ và trả kết quả cho người dùng
1. Kết quả được kết xuất từ Hệ thống theo hình thức quy định tại Điều 44 Thông tư này.
2. Rà soát kết quả, biên tập kết quả.
3. Phê duyệt kết quả.
4. Trả kết quả cho người dùng.
Thông tư 05/2025/TT-BNV quy định nghiệp vụ lưu trữ tài liệu lưu trữ số do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 05/2025/TT-BNV
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/05/2025
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Cao Huy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Cấu trúc dữ liệu tài liệu lưu trữ số
- Điều 5. Lập kế hoạch số hóa
- Điều 6. Bảo đảm an toàn tài liệu lưu trữ trong quá trình số hóa
- Điều 7. Bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình số hóa
- Điều 8. Thể thức, kỹ thuật trình bày và cấu trúc dữ liệu tài liệu lưu trữ số hóa
- Điều 9. Quy trình số hóa tài liệu lưu trữ giấy
- Điều 10. Quy trình số hóa tài liệu lưu trữ ảnh
- Điều 11. Quy trình số hóa tài liệu lưu trữ phim âm bản
- Điều 12. Quy trình số hóa tài liệu lưu trữ ghi âm hoặc video
- Điều 13. Yêu cầu đối với việc chuyển đổi tài liệu lưu trữ số sang tài liệu lưu trữ giấy
- Điều 14. Thể thức và kỹ thuật trình bày tài liệu lưu trữ chuyển đổi từ tài liệu lưu trữ số dạng văn bản
- Điều 15. Thể thức và kỹ thuật trình bày tài liệu lưu trữ chuyển đổi từ tài liệu lưu trữ số dạng ảnh, phim âm bản
- Điều 16. Thể thức và kỹ thuật trình bày tài liệu lưu trữ chuyển đổi từ tài liệu lưu trữ số dạng ghi âm
- Điều 17. Cấu trúc của hồ sơ, tài liệu nộp
- Điều 18. Cách thức thu nộp hồ sơ, tài liệu lưu trữ số
- Điều 19. Thu nộp hồ sơ, tài liệu lưu trữ số vào lưu trữ hiện hành
- Điều 20. Đăng ký nộp hồ sơ, tài liệu lưu trữ số vào lưu trữ lịch sử trên Hệ thống
- Điều 21. Xác nhận yêu cầu nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử trên Hệ thống
- Điều 22. Nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử trên Hệ thống
- Điều 23. Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu nộp vào lưu trữ lịch sử trên Hệ thống
- Điều 24. Xử lý nghiệp vụ đối với hồ sơ, tài liệu nộp vào lưu trữ lịch sử trên Hệ thống
- Điều 25. Phê duyệt hồ sơ, tài liệu nộp và hoàn thành việc thu nộp vào lưu trữ lịch sử
- Điều 26. Nguyên tắc bảo quản tài liệu lưu trữ số
- Điều 27. Yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ số
- Điều 28. Cấu trúc hồ sơ, tài liệu lưu trữ số dùng để bảo quản
- Điều 29. Kiểm tra tài liệu lưu trữ số
- Điều 30. Sao lưu tài liệu lưu trữ số
- Điều 31. Xử lý sự cố và phục hồi tài liệu lưu trữ số
- Điều 32. Yêu cầu sử dụng tài liệu lưu trữ số
- Điều 33. Sử dụng tài liệu lưu trữ số tại lưu trữ hiện hành
- Điều 34. Sử dụng tài liệu lưu trữ số tại lưu trữ lịch sử
- Điều 35. Tra cứu thông tin và đăng ký yêu cầu đọc tài liệu lưu trữ số
- Điều 36. Tiếp nhận và xét duyệt yêu cầu đọc tài liệu lưu trữ số
- Điều 37. Bản dành cho người sử dụng đọc trên Hệ thống
- Điều 38. Đăng ký yêu cầu
- Điều 39. Tiếp nhận và xét duyệt yêu cầu
- Điều 40. Bản sao tài liệu lưu trữ số không có xác thực
- Điều 41. Bản sao tài liệu lưu trữ số có xác thực
- Điều 42. Bản sao tài liệu lưu trữ số có xác thực dạng gói tin DIP
- Điều 43. Bản sao tài liệu lưu trữ số định dạng giấy
- Điều 44. Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ
- Điều 45. Đăng ký yêu cầu
- Điều 46. Tiếp nhận và xét duyệt yêu cầu
- Điều 47. Xử lý nghiệp vụ và trả kết quả cho người dùng