Điều 7 Luật Nhà giáo 2025
Điều 7. Hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo
1. Hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo là hoạt động có tính chuyên nghiệp, đổi mới, sáng tạo, giúp người học phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực thông qua việc giảng dạy, giáo dục và nêu gương cho người học.
2. Nội dung hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo bao gồm:
a) Chuẩn bị và tổ chức giảng dạy, giáo dục, đánh giá đối với người học;
b) Học tập, bồi dưỡng;
c) Nghiên cứu khoa học;
d) Phục vụ cộng đồng;
đ) Hoạt động chuyên môn khác.
3. Hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này được thực hiện theo năm học hoặc khóa học.
4. Hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo được quy định theo cấp học, trình độ đào tạo để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Giáo viên mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non;
b) Giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông và giáo viên dự bị đại học thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông và chương trình dự bị đại học;
c) Giáo viên giáo dục thường xuyên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục theo chương trình giáo dục thường xuyên;
d) Giáo viên, giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn người học theo chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
đ) Giảng viên đại học thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn người học theo chương trình giáo dục đại học; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
e) Giảng viên trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn người học theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
Luật Nhà giáo 2025
- Số hiệu: 73/2025/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 16/06/2025
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2026
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Vị trí, vai trò của nhà giáo
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý và phát triển nhà giáo
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
- Điều 7. Hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo
- Điều 8. Quyền của nhà giáo
- Điều 9. Nghĩa vụ của nhà giáo
- Điều 10. Quy định về đạo đức nhà giáo
- Điều 11. Những việc không được làm
- Điều 14. Tuyển dụng nhà giáo
- Điều 15. Tiếp nhận nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập
- Điều 16. Chế độ làm việc của nhà giáo
- Điều 17. Điều động nhà giáo
- Điều 18. Biệt phái nhà giáo
- Điều 19. Thuyên chuyển nhà giáo
- Điều 20. Nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập dạy liên trường, liên cấp
- Điều 21. Nhà giáo giữ chức vụ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
- Điều 22. Đánh giá đối với nhà giáo
- Điều 23. Tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo
- Điều 24. Chính sách hỗ trợ nhà giáo
- Điều 25. Chính sách thu hút, trọng dụng đối với nhà giáo
- Điều 26. Chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo
- Điều 27. Chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập
- Điều 28. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
- Điều 29. Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo
- Điều 30. Trách nhiệm và quyền của nhà giáo khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 31. Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, hình thức hợp tác quốc tế đối với nhà giáo
- Điều 32. Ngày Nhà giáo Việt Nam
- Điều 33. Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú
- Điều 34. Khen thưởng đối với nhà giáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo
- Điều 35. Xử lý kỷ luật đối với nhà giáo
- Điều 36. Tạm đình chỉ giảng dạy
- Điều 37. Xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của nhà giáo