Điều 4 Luật Nhà giáo 2025
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giáo viên là nhà giáo giảng dạy, giáo dục chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên, chương trình dự bị đại học, chương trình giáo dục đặc biệt đối với người khuyết tật; giảng dạy, giáo dục chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Giảng viên là nhà giáo giảng dạy chương trình đào tạo từ trình độ cao đẳng trở lên; chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị; chương trình đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; chương trình bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ, kiến thức quốc phòng, an ninh trong trường của lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Cơ quan quản lý giáo dục là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực giáo dục hoặc đơn vị có chức năng, thẩm quyền giúp cơ quan quản lý nhà nước các cấp về giáo dục.
4. Cơ sở giáo dục ngoài công lập là cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
5. Cán bộ quản lý giáo dục là người thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo theo phạm vi thẩm quyền được giao trong cơ quan quản lý giáo dục.
6. Người đứng đầu cơ sở giáo dục là hiệu trưởng, giám đốc của cơ sở giáo dục, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở giáo dục.
7. Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục là người giữ chức vụ quản lý, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong cơ sở giáo dục.
8. Điều động nhà giáo là việc chuyển nhà giáo từ cơ sở giáo dục công lập này sang cơ sở giáo dục công lập khác hoặc chuyển nhà giáo từ cơ sở giáo dục công lập sang cơ quan quản lý giáo dục theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
9. Thuyên chuyển nhà giáo là việc nhà giáo chuyển từ cơ sở giáo dục công lập này đến cơ sở giáo dục công lập khác hoặc cơ quan, đơn vị khác theo nguyện vọng cá nhân.
Luật Nhà giáo 2025
- Số hiệu: 73/2025/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 16/06/2025
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2026
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Vị trí, vai trò của nhà giáo
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý và phát triển nhà giáo
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
- Điều 7. Hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo
- Điều 8. Quyền của nhà giáo
- Điều 9. Nghĩa vụ của nhà giáo
- Điều 10. Quy định về đạo đức nhà giáo
- Điều 11. Những việc không được làm
- Điều 14. Tuyển dụng nhà giáo
- Điều 15. Tiếp nhận nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập
- Điều 16. Chế độ làm việc của nhà giáo
- Điều 17. Điều động nhà giáo
- Điều 18. Biệt phái nhà giáo
- Điều 19. Thuyên chuyển nhà giáo
- Điều 20. Nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập dạy liên trường, liên cấp
- Điều 21. Nhà giáo giữ chức vụ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
- Điều 22. Đánh giá đối với nhà giáo
- Điều 23. Tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo
- Điều 24. Chính sách hỗ trợ nhà giáo
- Điều 25. Chính sách thu hút, trọng dụng đối với nhà giáo
- Điều 26. Chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo
- Điều 27. Chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập
- Điều 28. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
- Điều 29. Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo
- Điều 30. Trách nhiệm và quyền của nhà giáo khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 31. Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, hình thức hợp tác quốc tế đối với nhà giáo
- Điều 32. Ngày Nhà giáo Việt Nam
- Điều 33. Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú
- Điều 34. Khen thưởng đối với nhà giáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo
- Điều 35. Xử lý kỷ luật đối với nhà giáo
- Điều 36. Tạm đình chỉ giảng dạy
- Điều 37. Xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của nhà giáo