Điều 31 Luật Nhà giáo 2025
Điều 31. Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, hình thức hợp tác quốc tế đối với nhà giáo
1. Hợp tác quốc tế đối với nhà giáo nhằm góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; khẳng định vị thế của nhà giáo là công dân Việt Nam trong hoạt động giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong khu vực và trên thế giới.
2. Hợp tác quốc tế đối với nhà giáo tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Nội dung hợp tác quốc tế đối với nhà giáo bao gồm:
a) Nhà giáo là công dân Việt Nam tham gia học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, hoạt động hợp tác quốc tế khác với cơ sở giáo dục, tổ chức của nước ngoài;
b) Nhà giáo là người nước ngoài tham gia học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật và hoạt động hợp tác quốc tế khác với cơ sở giáo dục, tổ chức của Việt Nam.
4. Hình thức hợp tác quốc tế đối với nhà giáo bao gồm:
a) Trao đổi nhà giáo trong khuôn khổ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về giáo dục;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo tại nước ngoài từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ nước ngoài thông qua Chính phủ Việt Nam hoặc thông qua hợp tác giữa cơ sở giáo dục trong nước với cơ sở giáo dục nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Nhận nhà giáo giảng dạy, làm việc trong cơ sở giáo dục được thành lập theo chương trình, dự án đầu tư được ký kết giữa Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài;
d) Tham gia tổ chức giáo dục, hội nghề nghiệp trong khu vực và trên thế giới;
đ) Tham dự diễn đàn, hội nghị, hội thảo, hoạt động giáo dục trong khu vực và trên thế giới;
e) Nhà giáo là công dân Việt Nam ra nước ngoài và nhà giáo là người nước ngoài đến Việt Nam để học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật theo nhu cầu cá nhân dưới hình thức tự túc hoặc theo hợp đồng.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Luật Nhà giáo 2025
- Số hiệu: 73/2025/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 16/06/2025
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2026
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Vị trí, vai trò của nhà giáo
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý và phát triển nhà giáo
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
- Điều 7. Hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo
- Điều 8. Quyền của nhà giáo
- Điều 9. Nghĩa vụ của nhà giáo
- Điều 10. Quy định về đạo đức nhà giáo
- Điều 11. Những việc không được làm
- Điều 14. Tuyển dụng nhà giáo
- Điều 15. Tiếp nhận nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập
- Điều 16. Chế độ làm việc của nhà giáo
- Điều 17. Điều động nhà giáo
- Điều 18. Biệt phái nhà giáo
- Điều 19. Thuyên chuyển nhà giáo
- Điều 20. Nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập dạy liên trường, liên cấp
- Điều 21. Nhà giáo giữ chức vụ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
- Điều 22. Đánh giá đối với nhà giáo
- Điều 23. Tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo
- Điều 24. Chính sách hỗ trợ nhà giáo
- Điều 25. Chính sách thu hút, trọng dụng đối với nhà giáo
- Điều 26. Chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo
- Điều 27. Chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập
- Điều 28. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
- Điều 29. Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo
- Điều 30. Trách nhiệm và quyền của nhà giáo khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 31. Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, hình thức hợp tác quốc tế đối với nhà giáo
- Điều 32. Ngày Nhà giáo Việt Nam
- Điều 33. Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú
- Điều 34. Khen thưởng đối với nhà giáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo
- Điều 35. Xử lý kỷ luật đối với nhà giáo
- Điều 36. Tạm đình chỉ giảng dạy
- Điều 37. Xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của nhà giáo