Điều 30 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025
Điều 30. Lấy ý kiến, tham vấn chính sách
1. Cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia góp ý kiến;
b) Tổ chức hội nghị tham vấn Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với chính sách liên quan trực tiếp thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách trong quá trình xây dựng chính sách.
Theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội được tham vấn, cơ quan lập đề xuất chính sách mời đại diện cơ quan khác của Quốc hội, đối tượng hoặc tổ chức đại diện cho đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, các chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia hội nghị. Tại hội nghị tham vấn, lãnh đạo cơ quan lập đề xuất chính sách thuyết trình và giải trình các vấn đề liên quan đến chính sách. Cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm xây dựng văn bản về kết quả tham vấn chính sách trong đó phải nêu rõ quan điểm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được tham vấn.
Việc tham vấn chính sách đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện theo quy định của Chính phủ;
c) Nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, tham vấn chính sách.
2. Hồ sơ chính sách để lấy ý kiến, tham vấn chính sách gồm dự thảo các tài liệu sau đây:
a) Tờ trình;
b) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách;
c) Báo cáo rà soát các chủ trương, đường lối của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế có liên quan đến chính sách;
d) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách;
đ) Bản thuyết minh quy phạm hóa chính sách.
3. Đối với hồ sơ chính sách không do Chính phủ trình, cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm xin ý kiến Chính phủ. Hồ sơ chính sách gửi Chính phủ cho ý kiến gồm văn bản đề nghị cho ý kiến và các tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 31 của Luật này. Chính phủ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ chính sách.
Cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến của Chính phủ.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025
- Số hiệu: 64/2025/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 19/02/2025
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 603 đến số 604
- Ngày hiệu lực: 01/04/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 5. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 6. Phản biện xã hội, tham vấn, góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 7. Ngôn ngữ, thể thức, kỹ thuật trình bày và dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài
- Điều 8. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 9. Gửi, lưu trữ văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 10. Luật, nghị quyết của Quốc hội
- Điều 11. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 12. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
- Điều 13. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 14. Nghị định, nghị quyết của Chính phủ
- Điều 15. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 16. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 17. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 18. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
- Điều 19. Thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 20. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
- Điều 21. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 22. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cấp huyện
- Điều 23. Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội
- Điều 24. Chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội
- Điều 25. Thông qua Chương trình lập pháp hằng năm
- Điều 26. Điều chỉnh Chương trình lập pháp hằng năm
- Điều 27. Các trường hợp thực hiện quy trình xây dựng chính sách
- Điều 28. Xác định chính sách
- Điều 29. Đánh giá tác động của chính sách
- Điều 30. Lấy ý kiến, tham vấn chính sách
- Điều 31. Thẩm định chính sách của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình
- Điều 32. Thông qua chính sách
- Điều 33. Soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 34. Thẩm định dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình
- Điều 35. Cho ý kiến đối với dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không do Chính phủ trình
- Điều 36. Xem xét, quyết định việc trình dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 37. Thẩm tra dự án
- Điều 38. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật, nghị quyết của Quốc hội
- Điều 39. Xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 40. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội
- Điều 41. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết tại kỳ họp tiếp theo
- Điều 42. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 43. Công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 44. Xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
- Điều 45. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương
- Điều 46. Xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 47. Xây dựng, ban hành thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 48. Xây dựng, ban hành thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 49. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch
- Điều 50. Trường hợp và thẩm quyền quyết định xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
- Điều 51. Trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 52. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đặc biệt
- Điều 53. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 54. Hiệu lực về không gian
- Điều 55. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 56. Tạm ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 57. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
- Điều 58. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 59. Nội dung và trách nhiệm tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 60. Giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 61. Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 62. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 63. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 64. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 65. Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
- Điều 66. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số
- Điều 67. Trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng
- Điều 68. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 69. Nhân lực cho công tác xây dựng pháp luật
- Điều 70. Cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật