Mục 1 Chương 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025
Mục 1. ĐỊNH HƯỚNG LẬP PHÁP NHIỆM KỲ VÀ CHƯƠNG TRÌNH LẬP PHÁP HẰNG NĂM CỦA QUỐC HỘI
Điều 23. Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp với Chính phủ xây dựng Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội, hoàn thành trước ngày 01 tháng 9 của năm đầu tiên nhiệm kỳ Quốc hội, để trình cơ quan có thẩm quyền của Đảng phê duyệt.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề xuất nhiệm vụ lập pháp; Chủ tịch nước, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu Quốc hội gửi đề xuất nhiệm vụ lập pháp đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 01 tháng 8 của năm đầu tiên nhiệm kỳ Quốc hội để xem xét đưa vào Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội.
2. Căn cứ xây dựng Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội bao gồm:
a) Chủ trương, đường lối của Đảng, các định hướng, kết luận của cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước;
b) Kết quả thực hiện Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội nhiệm kỳ trước, yêu cầu tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật;
c) Vấn đề mới, xu hướng mới cần có pháp luật điều chỉnh;
d) Yêu cầu giải quyết vấn đề bất cập, phát sinh từ thực tiễn.
3. Đề xuất nhiệm vụ lập pháp bao gồm: tờ trình; danh mục nhiệm vụ lập pháp, trong đó nêu rõ căn cứ, nội dung cần được nghiên cứu, rà soát, thể chế hóa, dự kiến thời hạn hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát và thời hạn cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (nếu có).
4. Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội là danh mục các nhiệm vụ lập pháp, trong đó xác định cụ thể yêu cầu về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc nghiên cứu, đề xuất ban hành mới luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cơ quan chủ trì thực hiện; thời gian hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên hằng năm của nhiệm kỳ Quốc hội.
5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội ngay sau khi được phê duyệt. Trường hợp phát sinh các nhiệm vụ lập pháp mới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh kế hoạch triển khai thực hiện.
6. Chính phủ và cơ quan, tổ chức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao thực hiện các nhiệm vụ lập pháp ban hành kế hoạch thực hiện Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội; trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ lập pháp có thể chủ động xây dựng chính sách, soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều 24. Chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội
1. Căn cứ Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội hoặc yêu cầu giải quyết vấn đề bất cập, phát sinh từ thực tiễn (nếu có), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề xuất xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu Quốc hội (sau đây gọi chung là cơ quan trình) gửi tờ trình đề xuất xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 01 tháng 8 hằng năm để đưa vào Chương trình lập pháp của năm tiếp theo.
2. Tờ trình đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết được gửi bằng bản điện tử và 01 bản giấy, trong đó nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; các vấn đề cụ thể để xử lý mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập có nguyên nhân từ pháp luật; vấn đề mới, xu hướng mới và các nội dung cần thiết khác (nếu có); thời gian dự kiến trình và thông qua.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định Chương trình lập pháp của năm tiếp theo trước ngày 01 tháng 10 hằng năm trên cơ sở tờ trình đề xuất của cơ quan trình.
Điều 25. Thông qua Chương trình lập pháp hằng năm
1. Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan trình và Hội đồng Dân tộc, Ủy ban khác của Quốc hội có ý kiến về nội dung đề xuất xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự kiến Chương trình lập pháp hằng năm, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm phối hợp cho ý kiến về nội dung trong tờ trình, thứ tự ưu tiên, thời gian trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về Chương trình lập pháp hằng năm; nghị quyết nêu rõ tên luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và thời gian dự kiến trình theo kỳ họp của Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị quyết được gửi đến đại biểu Quốc hội.
Trường hợp có nội dung đề xuất xây dựng pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà chưa được Quốc hội giao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo triển khai việc thực hiện Chương trình lập pháp hằng năm.
Điều 26. Điều chỉnh Chương trình lập pháp hằng năm
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình điều chỉnh hoặc xem xét, quyết định việc điều chỉnh Chương trình lập pháp hằng năm theo quy định tại Điều 25 của Luật này trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ quan trình có tờ trình quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này đề xuất bổ sung luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào Chương trình lập pháp hằng năm;
b) Cơ quan trình có văn bản nêu rõ lý do đề xuất đưa ra khỏi Chương trình lập pháp hằng năm hoặc điều chỉnh thời điểm trình.
2. Trường hợp cần ban hành luật, nghị quyết ngay tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra hoặc kỳ họp gần nhất để giải quyết ngay vấn đề cấp bách, vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn mà nội dung đề xuất chưa có trong Chương trình lập pháp hằng năm thì cơ quan trình dự án chủ động tổ chức việc soạn thảo và không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách; gửi hồ sơ dự án để Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đồng thời quyết định việc bổ sung vào dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025
- Số hiệu: 64/2025/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 19/02/2025
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 603 đến số 604
- Ngày hiệu lực: 01/04/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 5. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 6. Phản biện xã hội, tham vấn, góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 7. Ngôn ngữ, thể thức, kỹ thuật trình bày và dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài
- Điều 8. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 9. Gửi, lưu trữ văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 10. Luật, nghị quyết của Quốc hội
- Điều 11. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 12. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
- Điều 13. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 14. Nghị định, nghị quyết của Chính phủ
- Điều 15. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 16. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 17. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 18. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
- Điều 19. Thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 20. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
- Điều 21. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 22. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cấp huyện
- Điều 23. Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội
- Điều 24. Chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội
- Điều 25. Thông qua Chương trình lập pháp hằng năm
- Điều 26. Điều chỉnh Chương trình lập pháp hằng năm
- Điều 27. Các trường hợp thực hiện quy trình xây dựng chính sách
- Điều 28. Xác định chính sách
- Điều 29. Đánh giá tác động của chính sách
- Điều 30. Lấy ý kiến, tham vấn chính sách
- Điều 31. Thẩm định chính sách của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình
- Điều 32. Thông qua chính sách
- Điều 33. Soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 34. Thẩm định dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình
- Điều 35. Cho ý kiến đối với dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không do Chính phủ trình
- Điều 36. Xem xét, quyết định việc trình dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 37. Thẩm tra dự án
- Điều 38. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật, nghị quyết của Quốc hội
- Điều 39. Xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 40. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội
- Điều 41. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết tại kỳ họp tiếp theo
- Điều 42. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 43. Công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 44. Xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
- Điều 45. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương
- Điều 46. Xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 47. Xây dựng, ban hành thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 48. Xây dựng, ban hành thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 49. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch
- Điều 50. Trường hợp và thẩm quyền quyết định xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
- Điều 51. Trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 52. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đặc biệt
- Điều 53. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 54. Hiệu lực về không gian
- Điều 55. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 56. Tạm ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 57. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
- Điều 58. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 59. Nội dung và trách nhiệm tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 60. Giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 61. Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 62. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 63. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 64. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 65. Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
- Điều 66. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số
- Điều 67. Trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng
- Điều 68. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 69. Nhân lực cho công tác xây dựng pháp luật
- Điều 70. Cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật