Chương 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025
XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN KHÁC
Điều 44. Xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
1. Chủ tịch nước tự mình hoặc theo đề nghị của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc cơ quan khác có thẩm quyền quyết định cơ quan chủ trì soạn thảo lệnh, quyết định.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức soạn thảo lệnh, quyết định.
3. Chủ tịch nước có thể yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo thảo luận về những vấn đề quan trọng của dự thảo lệnh, quyết định.
4. Tùy theo nội dung của dự thảo lệnh, quyết định, Chủ tịch nước quyết định việc đăng tải toàn văn trên cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo. Việc đăng tải dự thảo lệnh, quyết định trong thời gian ít nhất là 20 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến, trừ trường hợp điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì việc đăng tải thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 51 của Luật này.
5. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để chỉnh lý dự thảo lệnh, quyết định và báo cáo Chủ tịch nước.
6. Chủ tịch nước xem xét, ký ban hành lệnh, quyết định.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương.
1. Xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo;
b) Dự thảo nghị quyết được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao trong thời gian ít nhất là 20 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến, trừ trường hợp điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác; trường hợp nghị quyết được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì việc đăng tải thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 51 của Luật này.
Dự thảo nghị quyết phải gửi để lấy ý kiến Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
c) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo nghị quyết;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập hội đồng tư vấn thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học;
đ) Dự thảo nghị quyết được thảo luận tại phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
e) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp để thông qua dự thảo nghị quyết.
Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì có quyền báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp gần nhất;
g) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Xây dựng, ban hành thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
a) Dự thảo thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo;
b) Đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến dự thảo; nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan; chuẩn bị đề cương, soạn thảo và chỉnh lý dự thảo; tổ chức lấy ý kiến; chuẩn bị tờ trình và tài liệu có liên quan đến dự thảo.
Dự thảo thông tư được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao trong thời gian ít nhất là 20 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến, trừ trường hợp điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác; trường hợp thông tư được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì việc đăng tải thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 51 của Luật này.
Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định gửi dự thảo thông tư để lấy ý kiến Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự và cơ quan, tổ chức có liên quan;
c) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thảo luận và cho ý kiến đối với dự thảo thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến góp ý, xem xét và ký ban hành thông tư.
Điều 47. Xây dựng, ban hành thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Dự thảo thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.
2. Đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến dự thảo; nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan; chuẩn bị đề cương, soạn thảo và chỉnh lý dự thảo; tổ chức lấy ý kiến; chuẩn bị tờ trình và tài liệu có liên quan đến dự thảo.
3. Dự thảo thông tư được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời gian ít nhất là 20 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến, trừ trường hợp điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác; trường hợp thông tư được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì việc đăng tải thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 51 của Luật này.
Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định gửi dự thảo thông tư để lấy ý kiến Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự và cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao thảo luận và cho ý kiến đối với dự thảo thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến góp ý, xem xét và ký ban hành thông tư.
Điều 48. Xây dựng, ban hành thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Dự thảo thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.
2. Dự thảo thông tư được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước trong thời gian ít nhất là 20 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến, trừ trường hợp điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác; trường hợp thông tư được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì việc đăng tải thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 51 của Luật này.
3. Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gửi dự thảo thông tư để lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Tổng Kiểm toán nhà nước chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến góp ý, xem xét và ký ban hành thông tư.
Điều 49. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch
1. Xây dựng, ban hành nghị quyết liên tịch:
a) Dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công cơ quan chủ trì soạn thảo; dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo;
b) Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo;
c) Trong quá trình soạn thảo nghị quyết liên tịch, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Dự thảo nghị quyết do Chính phủ liên tịch ban hành phải được Bộ Tư pháp thẩm định. Việc thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này;
đ) Dự thảo nghị quyết do Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên tịch ban hành phải được Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra. Việc thẩm tra thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật này;
e) Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu ý kiến góp ý để chỉnh lý dự thảo;
g) Dự thảo được thông qua khi có sự thống nhất ý kiến của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành nghị quyết liên tịch;
h) Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng ký ban hành nghị quyết liên tịch.
2. Xây dựng, ban hành thông tư liên tịch:
a) Dự thảo thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo;
b) Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo;
c) Dự thảo được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là 20 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến, trừ trường hợp điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác; trường hợp thông tư liên tịch được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì việc đăng tải thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 51 của Luật này.
Dự thảo thông tư liên tịch có sự tham gia của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải được lấy ý kiến các thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; dự thảo thông tư liên tịch có sự tham gia của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải được lấy ý kiến các thành viên Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu ý kiến góp ý để chỉnh lý dự thảo;
đ) Dự thảo được thông qua khi có sự thống nhất ý kiến của người có thẩm quyền ban hành thông tư liên tịch;
e) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cùng ký ban hành thông tư liên tịch.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025
- Số hiệu: 64/2025/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 19/02/2025
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 603 đến số 604
- Ngày hiệu lực: 01/04/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 5. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 6. Phản biện xã hội, tham vấn, góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 7. Ngôn ngữ, thể thức, kỹ thuật trình bày và dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài
- Điều 8. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 9. Gửi, lưu trữ văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 10. Luật, nghị quyết của Quốc hội
- Điều 11. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 12. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
- Điều 13. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 14. Nghị định, nghị quyết của Chính phủ
- Điều 15. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 16. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 17. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 18. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
- Điều 19. Thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 20. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
- Điều 21. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 22. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cấp huyện
- Điều 23. Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội
- Điều 24. Chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội
- Điều 25. Thông qua Chương trình lập pháp hằng năm
- Điều 26. Điều chỉnh Chương trình lập pháp hằng năm
- Điều 27. Các trường hợp thực hiện quy trình xây dựng chính sách
- Điều 28. Xác định chính sách
- Điều 29. Đánh giá tác động của chính sách
- Điều 30. Lấy ý kiến, tham vấn chính sách
- Điều 31. Thẩm định chính sách của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình
- Điều 32. Thông qua chính sách
- Điều 33. Soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 34. Thẩm định dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình
- Điều 35. Cho ý kiến đối với dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không do Chính phủ trình
- Điều 36. Xem xét, quyết định việc trình dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 37. Thẩm tra dự án
- Điều 38. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật, nghị quyết của Quốc hội
- Điều 39. Xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 40. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội
- Điều 41. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết tại kỳ họp tiếp theo
- Điều 42. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 43. Công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 44. Xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
- Điều 45. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương
- Điều 46. Xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 47. Xây dựng, ban hành thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 48. Xây dựng, ban hành thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 49. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch
- Điều 50. Trường hợp và thẩm quyền quyết định xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
- Điều 51. Trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 52. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đặc biệt
- Điều 53. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 54. Hiệu lực về không gian
- Điều 55. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 56. Tạm ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 57. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
- Điều 58. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 59. Nội dung và trách nhiệm tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 60. Giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 61. Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 62. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 63. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 64. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 65. Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
- Điều 66. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số
- Điều 67. Trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng
- Điều 68. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 69. Nhân lực cho công tác xây dựng pháp luật
- Điều 70. Cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật