Chương 3 Nghị định 58/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
QUY ĐỊNH VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN TỰ SẢN XUẤT, TỰ TIÊU THỤ
Điều 10. Phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới
1. Quy hoạch phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về điện lực. Nhà đầu tư được phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ trong phạm vi diện tích đất, khu vực biển (nếu có) được giao hoặc cho thuê sử dụng.
2. Tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ có trách nhiệm tính toán xác định quy mô công suất, sản lượng, lắp đặt hệ thống lưu trữ điện phù hợp với nhu cầu phụ tải của tổ chức, cá nhân đó.
3. Nhu cầu phụ tải của tổ chức, cá nhân tại khoản 2 Điều này được xác định như sau:
a) Trường hợp có sẵn phụ tải thì căn cứ theo công suất phụ tải cực đại và sản lượng điện tiêu thụ tại 12 tháng gần nhất.
b) Trường hợp chưa có phụ tải thì căn cứ theo công suất định mức của phụ tải và sản lượng điện tiêu thụ dự kiến.
Điều 11. Trình tự, thủ tục phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ
1. Đối với nguồn điện không đấu nối vào hệ thống điện quốc gia:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng nguồn điện có nghĩa vụ thông báo tới Sở Công Thương và cơ quan điện lực địa phương về loại hình, quy mô công suất, địa điểm, thời gian lắp đặt theo mẫu văn bản do Sở Công Thương ban hành.
b) Việc đầu tư xây dựng nguồn điện được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng và quy định pháp luật liên quan khác.
2. Đối với nguồn điện có đấu nối và không bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia, ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nguồn điện thỏa thuận, thống nhất với đơn vị điện lực có liên quan về điểm đấu nối, trách nhiệm đầu tư, yêu cầu kỹ thuật các thiết bị đo đếm, điều khiển bảo đảm vận hành an toàn hệ thống điện.
3. Đối với nguồn điện có bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và mua bán sản lượng điện dư như sau:
a) Đối với nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ thực hiện theo quy định tại Nghị định này;
b) Đối với các nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với lưới điện hạ áp thì giá bán mua bán sản lượng điện dư là giá điện bình quân của thị trường điện năm trước liền kề do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố;
c) Trừ đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này, các nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ khác tham gia thị trường điện theo quy định;
d) Trong mọi trường hợp, bên mua điện dư chỉ thanh toán cho phần sản lượng điện dư bán vào hệ thống điện quốc gia tương ứng với tối đa 10% công suất lắp đặt trừ nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
5. Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương 3 Nghị định này.
Mục 2. QUY ĐỊNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ TỰ SẢN XUẤT, TỰ TIÊU THỤ
Điều 12. Chính sách khuyến khích phát triển
1. Tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không thuộc quy mô công suất theo quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Điều 33 Luật Điện lực.
2. Dự án đầu tư phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ là dự án năng lượng tái tạo thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, được hưởng các cơ chế ưu đãi về thuế theo quy định pháp luật.
3. Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất và công năng của công trình theo quy định pháp luật.
4. Hệ thống sản xuất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng đối với trường hợp là nhà ở của hộ gia đình; công sở, công trình được xác định là tài sản công.
5. Hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ nếu bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia được miễn hoặc không phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh.
Điều 13. Cơ chế mua bán sản lượng điện dư
1. Nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia nhưng không vượt quá 20% công suất lắp đặt thực tế. Căn cứ vào tình hình vận hành hệ thống điện từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định tỷ lệ mua bán sản lượng điện dư quy định tại khoản này.
2. Việc mua bán sản lượng điện dư tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định pháp luật về điện lực, thỏa thuận giữa bên bán điện dư và bên mua điện dư và bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Trong mọi trường hợp, bên mua điện dư chỉ thanh toán cho phần sản lượng điện dư bán vào hệ thống điện quốc gia tương ứng với tối đa 20% công suất lắp đặt thực tế của nguồn điện;
b) Giá mua điện dư là giá điện năng bình quân của thị trường điện năm trước liền kề do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố;
c) Nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ lắp đặt tại công sở, công trình được xác định là tài sản công không thực hiện mua bán sản lượng điện dư.
3. Đối với nguồn điện có công suất lắp đặt trên 1.000 kW và bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định pháp luật.
Điều 14. Đối tượng, thẩm quyền, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển nguồn điện
1. Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển là tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất lắp đặt trên 1.000 kW và bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia.
2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển:
a) Có đủ hồ sơ đăng ký phát triển theo quy định tại Điều 15 Nghị định này;
b) Có văn bản thống nhất của đơn vị điện lực địa phương.
Điều 15. Hồ sơ đăng ký phát triển
1. Thành phần hồ sơ gồm:
a) Giấy đăng ký theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đối với hộ gia đình cung cấp tài liệu, gồm:
- Bản vẽ thiết kế lắp đặt nguồn điện;
- Bản sao tài liệu liên quan đến công trình có mái nhà (nếu có), gồm: Giấy phép xây dựng, văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy;
c) Đối với tổ chức, cá nhân không thuộc điểm b khoản này cung cấp tài liệu, gồm:
- Bản vẽ thiết kế lắp đặt nguồn điện;
- Bản sao tài liệu liên quan đến công trình có mái nhà trong trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định, gồm: Quyết định chủ trương đầu tư dự án, giấy phép xây dựng, văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy, kết quả nghiệm thu công trình xây dựng, giấy phép hoặc đăng ký môi trường.
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Hình thức nộp hồ sơ
Hồ sơ được nộp theo một trong các hình thức sau:
a) Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Bản sao tài liệu kèm theo chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu;
b) Gửi hồ sơ qua bưu điện. Các bản sao tài liệu kèm theo phải được chứng thực;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến.
4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Điều 16. Cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển
1. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ra thông báo trả toàn bộ hồ sơ để tổ chức, cá nhân bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy định.
2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận theo quy định và gửi hồ sơ đến đơn vị điện lực tại địa phương đề nghị cho ý kiến về khả năng gây quá tải của nguồn điện đối với trạm biến áp, lưới điện hạ áp, lưới điện phân phối tại khu vực đăng ký phát triển, sự phù hợp của công suất nguồn điện với phụ tải.
3. Đơn vị điện lực có trách nhiệm xem xét, giải quyết và gửi ý kiến cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Trong quá trình giải quyết, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký phát triển có trách nhiệm xác định thời điểm tiếp nhận theo thứ tự về thời gian để giải quyết theo quy định.
Điều 17. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký phát triển
1. Giấy chứng nhận đăng ký phát triển được cấp lại khi có thay đổi thông tin về chủ sở hữu công trình, quy mô công suất, thời gian hoàn thành lắp đặt, hình thức lựa chọn phát, bán sản lượng điện dư của nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được ghi trong Giấy chứng nhận.
2. Việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phát triển được thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 Nghị định này.
Điều 18. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phát triển
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển xem xét, quyết định thu hồi trong các trường hợp:
1. Phần công suất hoặc công trình xây dựng có lắp đặt nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ thuộc diện tích đất phải thu hồi, giải phóng mặt bằng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Tổ chức, cá nhân không tiếp tục phát triển, vận hành nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ đã đăng ký phát triển.
3. Tổ chức, cá nhân giả mạo tài liệu trong hồ sơ đăng ký; cấp giấy chứng nhận đăng ký không đúng thẩm quyền;
4. Sau 60 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký, tổ chức, cá nhân không thực hiện lắp nguồn điện đã đăng ký phát triển.
5. Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 19. Hoạt động đầu tư xây dựng, lắp đặt, vận hành
1. Tổ chức, cá nhân triển khai xây dựng, lắp đặt nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ quy định tại Nghị định này có trách nhiệm:
a) Mua sắm thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng;
b) Bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật trong quá trình thiết kế, lắp đặt (đối với hộ gia đình sử dụng nhà ở riêng lẻ) và đầu tư xây dựng (đối với tổ chức, cá nhân khác), vận hành nguồn điện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị điện lực tại địa phương.
2. Đối với nguồn điện có đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:
a) Phối hợp với đơn vị điện lực địa phương để được hướng dẫn thiết kế, lắp đặt, đấu nối kỹ thuật điện, bảo đảm an toàn điện trong quá trình vận hành;
b) Vận hành nguồn điện theo đúng công suất đã thông báo hoặc được cấp trong Giấy chứng nhận đăng ký phát triển.
c) Bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia theo quy định.
Điều 20. Nghiệm thu đầu tư xây dựng, lắp đặt
1. Đối với hộ gia đình sử dụng nhà ở riêng lẻ:
a) Thực hiện nghiệm thu lắp đặt theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về xây dựng;
b) Thực hiện công tác an toàn điện, xây dựng, phòng cháy và chữa cháy, môi trường trước khi đưa nguồn điện vào khai thác, sử dụng.
2. Đối với tổ chức, cá nhân khác:
a) Thực hiện nghiệm thu đầu tư xây dựng theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, điện lực trước khi đưa nguồn điện vào khai thác, sử dụng, bảo đảm chất lượng điện năng theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia, thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về điện lực.
3. Đối với nguồn điện có công suất lắp đặt từ 100 kW trở xuống và bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia, đơn vị điện lực phối hợp nghiệm thu hệ thống đo đếm và kết nối với hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm từ xa của bên mua điện dư.
4. Đối với nguồn điện có công suất lắp đặt trên 100 kW, đơn vị điện lực phối hợp nghiệm thu hệ thống đo đếm và thu thập dữ liệu đo đếm từ xa, hệ thống giám sát, điều khiển tại chỗ và kết nối thông tin với hệ thống thu thập, giám sát, điều khiển của cấp điều độ phân phối.
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện nghiệm thu lắp đặt và đơn vị điện lực phối hợp, kiểm tra nghiệm thu hệ thống thiết bị chống phát ngược điện vào hệ thống điện quốc gia (nếu có).
Điều 21. Thực hiện mua bán sản lượng điện dư
1. Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị bán sản lượng điện dư, gồm:
a) Văn bản đề nghị bán điện;
b) Bản sao tài liệu kỹ thuật, chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO), chứng nhận chất lượng (CQ) của tấm quang điện, bộ biến đổi điện từ một chiều sang xoay chiều, các thiết bị cấu thành khác;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phát triển đối với đối tượng quy định tại Nghị định này;
d) Bản sao tài liệu liên quan trong trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định, gồm: Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo pháp luật về xây dựng; các văn bản chấp thuận nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy.
2. Các bên thực hiện kiểm tra kỹ thuật, lắp đặt công tơ đo đếm sản lượng điện, chốt chỉ số công tơ trước khi ký hợp đồng mua bán điện, đưa nguồn điện vào khai thác, sử dụng. Bên mua điện dư thực hiện ký hợp đồng trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bán điện của bên bán điện dư.
3. Bên mua điện dư và bên bán điện dư thỏa thuận, ký kết hợp đồng mua bán điện theo quy định pháp luật. Hợp đồng gồm các nội dung chính như sau:
a) Thông tin của các bên trong hợp đồng bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có);
b) Giá mua bán điện;
c) Sản lượng điện hợp đồng;
d) Lập hoá đơn, tiền điện thanh toán và thời hạn thanh toán;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
4. Thời hạn của hợp đồng mua bán điện là 05 năm kể từ ngày nguồn điện được đưa vào khai thác, sử dụng. Sau thời gian này, việc gia hạn thời gian hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nghị định 58/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
- Số hiệu: 58/2025/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 03/03/2025
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Bùi Thanh Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/03/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ dự án nguồn điện mặt trời và điện gió có hệ thống lưu trữ điện
- Điều 5. Chính sách ưu tiên, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển phù hợp công nghệ điện gió, điện mặt trời
- Điều 6. Điều kiện và thời hạn áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển điện năng lượng mới
- Điều 7. Cơ chế chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc thông số nguồn năng lượng sơ cấp và thống kê sản lượng điện của nhà máy điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
- Điều 8. Tháo dỡ nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió
- Điều 9. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
- Điều 10. Phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới
- Điều 11. Trình tự, thủ tục phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Điều 12. Chính sách khuyến khích phát triển
- Điều 13. Cơ chế mua bán sản lượng điện dư
- Điều 14. Đối tượng, thẩm quyền, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển nguồn điện
- Điều 15. Hồ sơ đăng ký phát triển
- Điều 16. Cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển
- Điều 17. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký phát triển
- Điều 18. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phát triển
- Điều 19. Hoạt động đầu tư xây dựng, lắp đặt, vận hành
- Điều 20. Nghiệm thu đầu tư xây dựng, lắp đặt
- Điều 21. Thực hiện mua bán sản lượng điện dư
- Điều 22. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơi
- Điều 23. Lựa chọn đơn vị khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
- Điều 24. Hình thức, quy trình lựa chọn đơn vị khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
- Điều 25. Quyết định giao đơn vị thực hiện khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
- Điều 26. Nội dung khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
- Điều 27. Điều kiện nhà đầu tư thực hiện dự án điện gió ngoài khơi
- Điều 28. Lựa chọn nhà đầu tư dự án điện gió ngoài khơi
- Điều 29. Quản lý dự án, công trình điện gió ngoài khơi
- Điều 30. Chuyển nhượng dự án, cổ phần, phần vốn góp trong dự án điện gió ngoài khơi
- Điều 31. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
- Điều 32. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 33. Trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
- Điều 34. Trách nhiệm của các đơn vị điện lực địa phương
- Điều 35. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện
- Điều 36. Trách nhiệm của đơn vị quản lý, chủ đầu tư khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
- Điều 37. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 38. Hiệu lực thi hành