Điều 20 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024
Điều 20. Phòng cháy đối với nhà ở
1. Nhà ở không thuộc loại hình quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy sau đây:
a) Lắp đặt, sử dụng thiết bị điện bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy quy định tại điểm c khoản 1 Điều 24 của Luật này;
b) Bố trí bếp đun nấu, nơi thờ cúng, đốt vàng mã bảo đảm an toàn; không để vật, chất dễ cháy, nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt.
2. Nhà ở không thuộc loại hình quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này phải bảo đảm các điều kiện về chữa cháy, thoát nạn sau đây:
a) Có phương tiện phòng cháy, chữa cháy phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế để sẵn sàng chữa cháy, thoát nạn;
b) Bố trí, duy trì lối thoát nạn, lối ra khẩn cấp hoặc lối đi bảo đảm việc thoát nạn.
3. Nhà ở có quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó.
4. Nhà ở trong danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
Đối với nhà ở tại khu vực khác thì khuyến khích trang bị thiết bị truyền tin báo cháy kết nối với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy.
Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương xác định khu vực không bảo đảm hạ tầng giao thông hoặc nguồn nước phục vụ chữa cháy.
6. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn việc kết nối thiết bị truyền tin báo cháy với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy khi có yêu cầu.
Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024
- Số hiệu: 55/2024/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1535 đến số 1536
- Ngày hiệu lực: 01/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Áp dụng pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 5. Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 6. Báo cháy, báo tình huống cứu nạn, cứu hộ
- Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 9. Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 10. Xây dựng, thực tập các phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 11. Kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy
- Điều 12. Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 13. Hợp tác quốc tế về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 15. Yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy khi lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn
- Điều 16. Yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy khi lập, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế công trình, cải tạo, thay đổi công năng sử dụng công trình, sản xuất, lắp ráp, đóng mới, hoán cải phương tiện giao thông
- Điều 17. Thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
- Điều 18. Nghiệm thu, kiểm tra công tác nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
- Điều 19. Phòng cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công
- Điều 20. Phòng cháy đối với nhà ở
- Điều 21. Phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh
- Điều 22. Phòng cháy đối với phương tiện giao thông
- Điều 23. Phòng cháy đối với cơ sở
- Điều 24. Phòng cháy trong lắp đặt, sử dụng điện cho sinh hoạt, sản xuất
- Điều 25. Trách nhiệm chữa cháy
- Điều 26. Huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản tham gia chữa cháy
- Điều 27. Nguồn nước chữa cháy
- Điều 28. Người chỉ huy chữa cháy
- Điều 29. Khắc phục hậu quả vụ cháy
- Điều 30. Bảo vệ hiện trường, điều tra vụ cháy
- Điều 31. Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này
- Điều 32. Tình huống cứu nạn, cứu hộ
- Điều 33. Trách nhiệm cứu nạn, cứu hộ
- Điều 34. Người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ
- Điều 35. Huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ
- Điều 36. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 37. Thành lập, quản lý lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành và lực lượng dân phòng
- Điều 38. Nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành và lực lượng dân phòng
- Điều 39. Phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tình nguyện
- Điều 40. Xây dựng, bố trí lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 41. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 42. Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 43. Quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 44. Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy
- Điều 45. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 46. Chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 47. Trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 48. Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
- Điều 49. Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 50. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 51. Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 52. Hoạt động khoa học và công nghệ, hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy