Chương 7 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024
BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ
Điều 45. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Đối tượng được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
a) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;
đ) Người được phân công thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở; người được phân công thực hiện kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở;
e) Người làm việc trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
g) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông quy định tại khoản 10 Điều 2 của Luật này;
h) Người đã đăng ký tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tình nguyện;
i) Đối tượng khác có nhu cầu.
2. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
a) Quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Kiến thức, kỹ năng về phòng cháy;
c) Kiến thức, kỹ năng về chữa cháy;
d) Kiến thức, kỹ năng thoát nạn, cứu nạn;
đ) Các nội dung khác phù hợp với từng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và cơ sở đào tạo về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thực hiện việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; quy định chế độ, chính sách cho người tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù theo quy định của pháp luật.
a) Người đã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thì được chi trả chế độ từ quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
b) Người chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng chế độ tiền tuất, tiền mai táng phí;
c) Người bị thương, chết khi thực hiện nhiệm vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và hưởng các quyền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 3 Điều này.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang bị trang phục, phù hiệu, cấp hiệu theo quy định của pháp luật về Công an nhân dân và được trang bị trang phục chuyên dùng để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được hưởng chế độ, chính sách sau đây:
a) Chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về Công an nhân dân;
c) Chế độ dinh dưỡng đặc thù khi huấn luyện, thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phương án cứu nạn, cứu hộ và trực tiếp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
d) Chế độ theo danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật;
đ) Sĩ quan, hạ sĩ quan điều khiển, vận hành phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được hưởng chế độ, chính sách như sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ theo pháp luật về Công an nhân dân.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 48. Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở thuộc danh mục cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở không thuộc danh mục cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Điều 49. Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trích lại cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
đ) Nguồn tài chính huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chính phủ quy định chi tiết điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 50. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Nhà nước bảo đảm ngân sách để đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; ưu tiên phân bổ nguồn lực trong kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; trong nhiệm vụ chi ngân sách quốc phòng và an ninh hằng năm của Ủy ban nhân dân các cấp phải có nội dung bảo đảm cho công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
2. Trong trường hợp cấp bách được sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
3. Nhà nước cấp ngân sách cho lực lượng Công an nhân dân, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước để phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được sử dụng cho các nhiệm vụ sau đây:
a) Đầu tư, trang bị, xây dựng, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
b) Hoạt động của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và lực lượng dân phòng;
c) Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
d) Các hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khác theo quy định của pháp luật.
5. Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước chi cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực để đầu tư, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đối với các khu dân cư thuộc phạm vi quản lý chưa bảo đảm điều kiện về hạ tầng giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy; đầu tư, trang bị, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 51. Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế đầu tư, đóng góp, tài trợ cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong nước được hưởng các ưu đãi về tín dụng, đất đai, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực theo quy định của pháp luật.
1. Hoạt động khoa học và công nghệ trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ số, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ và các hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế đầu tư, tài trợ, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
3. Ưu tiên kết hợp, ứng dụng kết quả đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ vào đầu tư sản xuất, phát triển công nghệ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024
- Số hiệu: 55/2024/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1535 đến số 1536
- Ngày hiệu lực: 01/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Áp dụng pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 5. Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 6. Báo cháy, báo tình huống cứu nạn, cứu hộ
- Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 9. Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 10. Xây dựng, thực tập các phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 11. Kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy
- Điều 12. Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 13. Hợp tác quốc tế về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 15. Yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy khi lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn
- Điều 16. Yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy khi lập, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế công trình, cải tạo, thay đổi công năng sử dụng công trình, sản xuất, lắp ráp, đóng mới, hoán cải phương tiện giao thông
- Điều 17. Thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
- Điều 18. Nghiệm thu, kiểm tra công tác nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
- Điều 19. Phòng cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công
- Điều 20. Phòng cháy đối với nhà ở
- Điều 21. Phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh
- Điều 22. Phòng cháy đối với phương tiện giao thông
- Điều 23. Phòng cháy đối với cơ sở
- Điều 24. Phòng cháy trong lắp đặt, sử dụng điện cho sinh hoạt, sản xuất
- Điều 25. Trách nhiệm chữa cháy
- Điều 26. Huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản tham gia chữa cháy
- Điều 27. Nguồn nước chữa cháy
- Điều 28. Người chỉ huy chữa cháy
- Điều 29. Khắc phục hậu quả vụ cháy
- Điều 30. Bảo vệ hiện trường, điều tra vụ cháy
- Điều 31. Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này
- Điều 32. Tình huống cứu nạn, cứu hộ
- Điều 33. Trách nhiệm cứu nạn, cứu hộ
- Điều 34. Người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ
- Điều 35. Huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ
- Điều 36. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 37. Thành lập, quản lý lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành và lực lượng dân phòng
- Điều 38. Nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành và lực lượng dân phòng
- Điều 39. Phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tình nguyện
- Điều 40. Xây dựng, bố trí lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 41. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 42. Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 43. Quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 44. Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy
- Điều 45. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 46. Chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 47. Trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 48. Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
- Điều 49. Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 50. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 51. Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
- Điều 52. Hoạt động khoa học và công nghệ, hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy