Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1024/QĐ-BXD | Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2025 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN VÙNG ĐẤT, VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN THANH HÓA THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch; số 56/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch và số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét tờ trình số 2638/TTr-CHHĐTVN ngày 27 tháng 6 năm 2025 của Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam trình phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Thường trực Hội đồng thẩm định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG QUY HOẠCH
Cảng biển Thanh Hóa gồm các khu bến: Nam Nghi Sơn; Bắc Nghi Sơn; đảo Hòn Mê; bến cảng Quảng Nham - Hải Châu; bến cảng Lạch Sung; bến cảng Lệ Môn, Quảng Châu; các bến phao, khu chuyển tải và các khu neo chờ, tránh, trú bão.
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu đến năm 2030
- Về hàng hóa thông qua: từ 71,65 triệu tấn đến 86,15 triệu tấn (trong đó hàng container từ 0,07 triệu TEU đến 0,2 triệu TEU, chưa bao gồm hàng của các dự án mở rộng/xây mới Khu liên hợp sản xuất gang thép).
- Về kết cấu hạ tầng: có tổng số từ 20 bến cảng đến 24 bến cảng gồm từ 57 cầu cảng đến 65 cầu cảng với tổng chiều dài từ 11.386 m đến 13.526 m (chưa bao gồm các bến cảng khác).
- Xác định phạm vi vùng đất, vùng nước phù hợp với quy mô bến cảng và đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa.
b) Tầm nhìn đến năm 2050
- Về hàng hóa thông qua: với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,6%/năm đến 4,5%/năm.
- Về kết cấu hạ tầng: tập trung hoàn thiện đầu tư các bến cảng tại khu bến Nam và Bắc Nghi Sơn.
2. Nội dung quy hoạch
a) Phạm vi, chức năng, cỡ tàu tại các khu bến tuân thủ theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 và Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Quy hoạch các khu bến cảng
(1) Quy hoạch đến năm 2030
- Khu bến Nam Nghi Sơn
+ Về hàng hóa thông qua: từ 43,25 triệu tấn đến 53,5 triệu tấn (trong đó hàng container khoảng từ 0,07 triệu TEU đến 0,2 triệu TEU);
+ Quy mô các bến cảng: có tổng số từ 11 bến cảng đến 12 bến cảng gồm từ 29 cầu cảng đến 31 cầu cảng với tổng chiều dài từ 6.966 m đến 7.656 m (chưa bao gồm các bến cảng khác), cụ thể như sau:
. Bến cảng tổng hợp Nghi Sơn: từ 07 cầu cảng đến 08 cầu cảng tổng hợp, rời với chiều dài từ 1.715 m đến 2.155 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 9,0 triệu tấn đến 11,0 triệu tấn.
. Bến cảng tổng hợp Long Sơn: 04 cầu cảng tổng hợp, rời với tổng chiều dài 927 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 8,0 triệu tấn đến 9,0 triệu tấn.
. Bến cảng Quang Trung: 01 cầu cảng tổng hợp, rời với chiều dài 250 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 1,0 triệu tấn đến 1,5 triệu tấn.
. Bến cảng quốc tế Nghi Sơn: 06 cầu cảng tổng hợp, rời với tổng chiều dài 1.497 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 11,5 triệu tấn đến 13,2 triệu tấn.
. Bến cảng Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1: 02 cầu cảng hàng rời, lỏng/khí với tổng chiều dài 254 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 2,0 triệu tấn.
. Bến cảng Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2: 01 cầu cảng hàng rời với chiều dài 220 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 25.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 4,0 triệu tấn.
. Bến cảng container Long Sơn: 04 cầu cảng tổng hợp, container với tổng chiều dài 1.018 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 2,5 triệu tấn đến 5,0 triệu tấn.
. Bến cảng tiếp giáp với bến cảng Quang Trung 1: 01 cầu cảng tổng hợp, rời với chiều dài 125 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,25 triệu tấn đến 0,3 triệu tấn.
. Bến cảng tại khu bến tổng hợp, container số 2: từ 02 bến cảng đến 03 bến cảng gồm từ 02 cầu cảng đến 03 cầu cảng container, tổng hợp với tổng chiều dài từ 600 m đến 850 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 3,5 triệu tấn đến 6,0 triệu tấn.
. Bến cảng Nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn: 01 cầu cảng lỏng/khí với chiều dài 360 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa khoảng 1,5 triệu tấn phù hợp với Quy hoạch tổng thể về năng lượng và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
- Khu bến Bắc Nghi Sơn
+ Về hàng hóa thông qua: từ 14,45 triệu tấn đến 17,45 triệu tấn;
+ Quy mô các bến cảng: có tổng số từ 04 bến cảng đến 06 bến cảng gồm từ 13 cầu cảng đến 16 cầu cảng với tổng chiều dài từ 2.329 m đến 3.479 m (chưa bao gồm các bến cảng khác), cụ thể như sau:
. Bến cảng Xi măng Nghi Sơn: 02 cầu cảng hàng rời với chiều dài 389 m (cập 2 bên), tiếp nhận tàu trọng tải đến 37.000 tấn, đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua khoảng 4,0 triệu tấn.
. Bến cảng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn: 06 cầu cảng lỏng/khí với tổng chiều dài 750 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 7,35 triệu tấn đến 8,35 triệu tấn. Phát triển các bến cảng tiếp theo phù hợp với tiến trình mở rộng công suất của nhà máy.
. Bến cảng thuộc dự án Khu phát triển Gas&LNG và các loại hình phụ trợ lọc hoá dầu Nghi Sơn: 04 cầu cảng lỏng/khí với tổng chiều dài 990 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 1,0 triệu tấn. Có bến dịch vụ hậu cần, du lịch phục vụ vận hành, khai thác kết hợp du lịch ra đảo.
. Bến cảng phục vụ kho đầu mối LPG và nhựa đường lỏng: 01 cầu cảng lỏng/khí với chiều dài 200 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 10.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 0,1 triệu tấn.
. Bến cảng chuyên dùng Công Thanh: 02 cầu cảng gồm 01 cầu cảng phía ngoài với chiều dài 400 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn và 01 cầu cảng liền bờ với chiều dài từ 420 m đến 450 m tiếp nhận tàu trọng tải đến 10.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 2,0 triệu tấn đến 2,5 triệu tấn phù hợp với Quy hoạch tổng thể về năng lượng và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
. Bến cảng hàng rời tại khu vực phía Bắc hiện hữu: 01 cầu cảng hàng rời với chiều dài 300 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 1,5 triệu tấn phù hợp với nhu cầu, năng lực của nhà đầu tư vào các cơ sở công nghiệp liền kề.
. Phát triển các bến cảng phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp, nhà máy liền kề theo nhu cầu.
- Khu bến đảo Hòn Mê
+ Về hàng hóa thông qua: 10,0 triệu tấn;
+ Quy mô các bến cảng: gồm 05 bến phao, khu neo đậu chuyển tải, cụ thể như sau:
. Bến phao SPM nhập dầu thô cho nhà máy lọc dầu Nghi Sơn: 01 bến phao bán kính neo đậu 1.000 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 400.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 10,0 triệu tấn.
. Khu neo chuyển tải hàng rời dịch vụ kỹ thuật Nghi Sơn: gồm 02 khu neo đậu tiếp nhận tàu trọng tải đến 80.000 tấn hoặc lớn hơn, phục vụ trực tiếp nhu cầu của các bến cảng phía trong đất liền, kết hợp neo chờ, tránh, trú bão nhằm khai thác hiệu quả khu vực biển.
. Khu neo chuyển tải than Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2: gồm 02 khu neo đậu tiếp nhận tàu trọng tải đến 210.000 tấn, phục vụ trực tiếp nhu cầu của các bến cảng Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 phía trong đất liền.
- Bến cảng Lệ Môn, Quảng Châu
+ Về hàng hóa thông qua: từ 0,6 triệu tấn đến 1,1 triệu tấn;
+ Quy mô các bến cảng: 03 bến cảng gồm 05 cầu cảng với tổng chiều dài 541m, cụ thể như sau:
. Bến cảng Lệ Môn: 02 cầu cảng tổng hợp với tổng chiều dài 302 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 2.000 tấn hoặc lớn hơn phù hợp với tĩnh không công trình vượt sông, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,25 triệu tấn đến 0,5 triệu tấn.
. Bến cảng xăng dầu Quảng Hưng: 01 cầu cảng lỏng/khí với chiều dài 39 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 1.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 0,1 triệu tấn.
. Bến cảng Quảng Châu: 02 cầu cảng tổng hợp với tổng chiều dài 200 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 2.000 tấn hoặc lớn hơn phù hợp với tĩnh không công trình vượt sông, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,25 triệu tấn đến 0,5 triệu tấn.
- Bến cảng Quảng Nham - Hải Châu: 03 cầu cảng tổng hợp với tổng chiều dài 300 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 1.000 tấn hoặc lớn hơn đến 2.000 tấn theo khả năng nạo vét luồng, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 0,25 triệu tấn.
- Bến cảng Lạch Sung: 10 cầu cảng tổng hợp, rời, lỏng/khí với tổng chiều dài 1.550 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 3.000 tấn đến 7.000 tấn hoặc lớn hơn theo khả năng nạo vét chỉnh trị luồng, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 2,6 triệu tấn đến 3,35 triệu tấn.
- Các bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải ngoài khơi Lệ Môn và Lạch Sung, tiếp nhận tàu trọng tải đến 60.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện.
- Các khu neo chờ, tránh, trú bão: tại Lệ Môn (trên sông Mã), Hòn Mê và các khu vực khác có đủ điều kiện.
+ Tại khu vực Lệ Môn: 05 điểm neo chờ, tránh, trú bão tiếp nhận tàu trọng tải đến 1.000 tấn phía trong sông Mã với diện tích khoảng 70 ha;
+ Tại khu vực Hòn Mê: vùng nước phía Tây Nam Hòn Mê (Hòn Bảng) với diện tích 1.287,5 ha.
(2) Tầm nhìn đến năm 2050
Tiếp tục phát triển các bến cảng mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,6%/năm đến 4,5%/năm.
c) Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải
Kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng được phát triển đồng bộ hạ tầng bến cảng, lộ trình đầu tư tùy thuộc vào khả năng bố trí, huy động nguồn lực và nhu cầu. Trường hợp huy động nguồn xã hội hóa, cho phép đầu tư luồng hàng hải phù hợp với quy mô bến cảng theo quy hoạch.
- Khu vực Nam Nghi Sơn:
+ Tuyến luồng hàng hải công cộng Nam Nghi Sơn (từ phao “0” đến tuyến đường và cầu sang đảo Biện Sơn) cho tàu trọng tải đến 50.000 tấn hoặc lớn hơn (bao gồm cả khu quay trở tau), nghiên cứu hình thành luồng hai chiều khi đủ điều kiện; tuyến luồng nhánh từ luồng hàng hải công cộng vào các bến cảng thuộc khu bến tổng hợp, container số 2 cho tàu trọng tải đến 50.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện.
+ Tuyến luồng chuyên dùng vào bến cảng Nhiệt điện Nghi Sơn 1, 2: duy trì khai thác tuyến luồng hiện hữu theo quy mô bến cảng của Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1, 2.
- Khu vực Bắc Nghi Sơn:
+ Tuyến luồng hàng hải công cộng Bắc Nghi Sơn cho tàu trọng tải đến 50.000 tấn hoặc lớn hơn đáp ứng điều kiện an toàn hành hải; nghiên cứu hình thành tuyến luồng vào bến cảng khu vực Bắc Nghi Sơn mở rộng phù hợp với tiến trình đầu tư các bến cảng phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp (xi măng, điện, khu công nghiệp liền kề).
+ Tuyến luồng chuyên dùng vào bến cảng nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn: duy trì khai thác tuyến luồng hiện hữu; tuyến luồng phục vụ vận tải hành khách, du lịch ra đảo Mê.
- Khu vực Lệ Môn, Quảng Châu: duy trì khai thác hiệu quả tuyến luồng hiện hữu cho tàu trọng tải đến 2.000 tấn hoặc lớn hơn đáp ứng điều kiện an toàn hành hải và phù hợp với tĩnh không công trình vượt sông.
- Khu vực Quảng Nham - Hải Châu, Lạch Sung: tuyến luồng hàng hải Quảng Nham - Hải Châu cho tàu trọng tải 1.000 tấn hoặc lớn hơn đến 2.000 tấn đáp ứng điều kiện an toàn hành hải; nghiên cứu phát triển tuyến luồng hàng hải Lạch Sung theo các giai đoạn tùy thuộc vào tình hình thực tế đầu tư các bến cảng phục vụ trực tiếp khu công nghiệp phía sau cho tàu trọng tải đến 3.000 tấn hoặc lớn hơn đáp ứng điều kiện an toàn hành hải.
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải và quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải tại khu vực cảng biển nhu hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải; bến công vụ, khu neo chờ, tránh trú bão.
d) Định hướng hạ tầng giao thông kết nối
Triển khai kết nối đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và ven biển theo quy hoạch được duyệt.
đ) Các bến cảng khác
Bến cảng khác gồm: bến cảng phục vụ trực tiếp cho các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu tại khu vực hạ lưu bến cảng Lệ Môn tiếp nhận tàu trọng tải đến 2.000 tấn hoặc lớn hơn phù hợp với tĩnh không công trình vượt sông và khu vực khác; bến dịch vụ, du lịch phục vụ hành khách ra đảo; bến cảng phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước, nghiên cứu, huấn luyện, đào tạo, cung cấp dịch vụ hàng hải; các bến cảng, cầu cảng gắn liền với các khu bến chính đảm nhận vai trò hỗ trợ thu gom và giải tỏa hàng hóa bằng đường thủy.
Các bến cảng phục vụ trực tiếp cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở công nghiệp liền kề, luyện kim tại khu vực Nam Nghi Sơn, Bắc Nghi Sơn mở rộng phát triển mới theo quy hoạch tỉnh Thanh Hóa sau khi được cơ quan thẩm quyền quyết định cập nhật vào Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển sẽ làm cơ sở cập nhật trong quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa.
e) Định hướng quy hoạch các khu chức năng khác
- Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải: theo lộ trình đầu tư phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn các giai đoạn.
- Vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch: tại các khu vực Nam Nghi Sơn, Bắc Nghi Sơn, Hòn Mê, Lệ Môn, Quảng Nham, Lạch Sung.
- Các khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét: theo quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, các quy hoạch có liên quan và các khu vực, địa điểm được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa chấp thuận, công bố.
(Chi tiết tại các Phụ lục kèm theo Quyết định này).
II. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MẶT NƯỚC
- Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 387,5 ha (chưa bao gồm các khu vực phát triển các khu công nghiệp, logistics... gắn liền với cảng).
- Tổng nhu cầu sử dụng mặt nước theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 99.042,9 ha (đã bao gồm diện tích vùng nước khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải).
III. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ
Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn đến 2030 khoảng 21.906 tỷ đồng gồm nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng hảng hải công cộng khoảng 4.511 tỷ đồng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 17.395 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).
IV. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
1. Kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng
- Đầu tư các kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải như: khu neo chờ, tránh, trú bão, hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS); bến công vụ, cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành.
- Nâng cấp luồng Nam Nghi Sơn cho tàu trọng tải đến 50.000 tấn hoặc lớn hơn (bao gồm cả khu quay trở), nghiên cứu hình thành luồng hai chiều khi đủ điều kiện; tuyến luồng hàng hải công cộng Bắc Nghi Sơn cho tàu trọng tải 50.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện.
2. Bến cảng biển
Đầu tư các bến cảng tại các khu bến Nam Nghi Sơn, Bắc Nghi Sơn.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Thực hiện các giải pháp quy hoạch theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 và số 140/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2025 trong đó tập trung thực hiện các giải pháp sau:
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Khuyến khích đầu tư đồng thời khu công nghiệp, cụm công nghiệp với hạ tầng cảng biển để nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác.
- Tạo điều kiện bố trí cơ sở làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước, nghiên cứu, huấn luyện, đào tạo, cung cấp dịch vụ hàng hải tại các bến cảng mới; tăng cường công tác quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện quy hoạch, đảm bảo sự phối hợp, gắn kết đồng bộ với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông khu vực, quy hoạch xây dựng và quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có cảng biển.
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách về giá, phí tại cảng biển để nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác cảng biển, tăng tính hấp dẫn đối với các hãng tàu.
2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế và các điều kiện để huy động đa dạng các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch và thể chế hóa các giải pháp về phân cấp, phân quyền huy động nguồn lực; khai thác nguồn lực từ quỹ đất, mặt nước, nguồn thu từ cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng đầu tư từ nguồn ngân sách.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, khai thác cảng biển; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển. Tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong việc chia sẻ trách nhiệm đầu tư, bảo trì kết cấu hạ tầng công cộng tại cảng biển như một phần trong dự án đầu tư khai thác cảng biển của doanh nghiệp.
3. Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ
- Khuyến khích nhà đầu tư khai thác cảng ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, công nghệ số và chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng biển; đẩy mạnh chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương tại các cảng đầu tư mới, đầu tư bổ sung và cảng hiện hữu đáp ứng các tiêu chí cảng xanh, cảng biển thông minh.
- Xây dựng các cơ chế ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp cảng xanh, cảng biển thông minh, đồng thời đưa tiêu chí cảng xanh là một trong các tiêu chí để cấp có thẩm quyền xem xét lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cảng.
- Ưu tiên đầu tư, phát triển, sử dụng hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin cơ chế một cửa quốc gia.
4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng cảng biển; nghiên cứu thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các lĩnh vực liên quan đến quản lý và khai thác cảng.
5. Giải pháp về hợp tác quốc tế
- Tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước thông qua các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.
- Thực hiện các điều ước, thỏa thuận khu vực và quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên; nghiên cứu tham gia các điều ước quốc tế liên quan.
- Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế nhằm phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
6. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch
- Tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện quy hoạch bảo đảm các cảng biển được đầu tư, khai thác theo đúng công năng, quy mô, lộ trình quy hoạch được duyệt; bảo đảm đồng bộ giữa cảng biển và các hạ tầng liên quan. Định kỳ tổ chức hội nghị cảng biển để giải quyết các vấn đề liên quan.
- Các bến cảng hiện hữu được phép cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới phù hợp với quy mô, công năng, cỡ tàu đã được quy định trong Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Cỡ tàu theo quy hoạch (tấn trọng tải) để làm cơ sở đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển, không là cơ sở để không cho phép tàu có trọng tải lớn hơn hành hải trên luồng và ra, vào cảng. Các tàu có trọng tải lớn hơn nhưng có thông số kỹ thuật khác phù hợp với khả năng tiếp nhận của cầu cảng, phù hợp chuẩn tắc kỹ thuật của luồng tàu (bề rộng, chiều sâu, tĩnh không...), đảm bảo điều kiện an toàn có thể được xem xét cho phép vào cảng theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường kết nối hệ thống cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ hậu cần sau cảng và dịch vụ logistics để hỗ trợ cho hoạt động cảng biển. Liên kết giữa các doanh nghiệp cảng biển, hãng tàu và công ty logistics trên địa bàn với các nhà khai thác cảng cạn, kho bãi, nhà cung cấp dịch vụ vận tải tạo thành chuỗi dịch vụ, hướng đến hình thành “hệ sinh thái logistics” hỗ trợ chủ hàng từ vận chuyển, lưu trữ đến phân phối sản phẩm.
- Xây dựng kho dữ liệu tập trung, xây dựng nền tảng công nghệ thông tin khai thác dữ liệu dùng chung phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và khai thác cảng.
- Thiết lập bản đồ số hóa hệ thống cảng biển phục vụ công tác thống kê, tra cứu, quy hoạch và tối ưu hóa tiến trình phát triển cảng biển Thanh Hóa.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh Thanh Hóa: công bố, kiểm tra, giám sát quy hoạch và thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành hàng hải tại cảng biển Thanh Hóa theo thẩm quyền; tham mưu cho Bộ Xây dựng hoặc xử lý theo thẩm quyền nội dung có liên quan về dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cầu cảng, bến cảng, giao thông kết nối.
- Nghiên cứu, đề xuất Bộ Xây dựng xem xét, quyết định việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng, tiến độ thực hiện các cầu, bến cảng.
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, khai thác và các giải pháp quản lý, khai thác các bến cảng thuộc cảng biển Thanh Hóa.
- Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch phát triển cảng biển, đề xuất xử lý các dự án không tuân thủ quy hoạch.
- Hướng dẫn, giám sát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cảng biển thực hiện kế hoạch phát triển phù hợp với quy hoạch được duyệt; đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- Chỉ đạo việc cập nhật các quy hoạch của địa phương phù hợp quy hoạch chi tiết cảng biển được duyệt; quản lý, bố trí quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai đảm bảo phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cầu, bến cảng.
- Chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam trong quá trình xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy hoạch cảng biển và các định hướng phát triển giao thông kết nối cảng biển trong quy hoạch.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị xây dựng, môi trường, quốc phòng, an ninh để giải quyết các vấn đề có liên quan theo quy định trong quá trình chấp thuận, cấp phép đầu tư bến cảng, cầu cảng.
- Chủ trì quy định, công bố danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét từ hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển Thanh Hóa theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ; Cục trưởng Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 01: DỰ BÁO HÀNG HÓA THÔNG QUA CẢNG BIỂN THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 1024/QĐ-BXD ngày 04 tháng 7 năm 2025 của Bộ Xây dựng)
Đơn vị: Triệu tấn
TT | Tên cảng, bến cảng | Kịch bản thấp | Kịch bản cao | ||||||
Tổng cộng | Hàng container | Hàng tổng hợp, rời | Hàng lỏng/khí | Tổng cộng | Hàng container | Hàng tổng hợp, rời | Hàng lỏng/khí | ||
CẢNG BIỂN THANH HÓA | 71,65 | 1,5 | 50,0 | 20,15 | 86,15 | 4,0 | 61,0 | 21,15 | |
I | Khu bến Nam Nghi Sơn | 43,25 | 1,5 | 40,25 | 1,5 | 53,5 | 4,0 | 48,0 | 1,5 |
I.1 | Khu tổng hợp, rời số 1 | 18,25 | - | 18,25 | - | 21,8 | - | 21,8 | - |
1 | Bến cảng tổng hợp Nghi Sơn | 9,0 | - | 9,0 | - | 11,0 | - | 11,0 | - |
- | Cầu cảng PTSC (Cầu số 1, 2) | 3,0 | - | 3,0 | - | 4,0 | - | 4,0 | - |
- | Cầu cảng Khoáng sản Đại Dương (Cầu số 3,4,5) | 4,5 | - | 4,5 | - | 5,5 | - | 5,5 | - |
- | Cầu cảng GAMA Thanh Hóa (Cầu số 6) | 1,5 | - | 1,5 | - | 1,5 | - | 1,5 | - |
2 | Bến cảng tổng hợp Long Sơn (Cầu số 7, 8, 9, 10) | 8,0 | - | 8,0 | - | 9,0 | - | 9,0 | - |
3 | Bến cảng Quang Trung (Cầu số 11) | 1,0 | - | 1,0 | - | 1,5 | - | 1,5 | - |
4 | Bến cảng tổng hợp, rời tiếp giáp bến cảng Quang Trung (Cầu số 12) | 0,25 | - | 0,25 | - | 0,3 | - | 0,3 | - |
I.2 | Khu tổng hợp, rời số 2 | 11,5 | - | 11,5 | - | 13,2 | - | 13,2 | - |
1 | Bến cảng Quốc tế Nghi Sơn (Cầu số 1, 2, 2A, 3, 4, 5) | 11,5 | - | 11,5 | - | 13,2 | - | 13,2 | - |
2 | Bến quy hoạch mới (Cầu số 6, 7, 8, 9) | Phát triển có điều kiện phục vụ trực tiếp các dự án đầu tư xây dựng cơ sở công nghiệp luyện kim phù hợp với các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh,… và được xác định cụ thể trong bước chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt | |||||||
I.3 | Khu container, tổng hợp số 1 | 8,5 | 1,0 | 7,5 | - | 11,0 | 2,5 | 8,5 | - |
1 | Bến cảng Nhiệt điện Nghi Sơn 1 | 2,0 | - | 2,0 | - | 2,0 | - | 2,0 | - |
2 | Bến cảng Nhiệt điện Nghi Sơn 2 | 4,0 | - | 4,0 | - | 4,0 | - | 4,0 | - |
3 | Bến cảng container Long Sơn | 2,5 | 1,0 | 1,5 | - | 5,0 | 2,5 | 2,5 | - |
I.4 | Khu container, tổng hợp số 2 | 5,0 | 0,5 | 3,0 | 1,5 | 7,5 | 1,5 | 4,5 | 1,5 |
1 | Bến cảng container, tổng hợp | 3,5 | 0,5 | 3,0 | - | 6,0 | 1,5 | 4,5 | - |
2 | Bến cảng lỏng/khí LNG Nghi Sơn | 1,5 | - | - | 1,5 | 1,5 | - | - | 1,5 |
Phù hợp với Quy hoạch tổng thể về năng lượng và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia | |||||||||
II | Khu bến Bắc Nghi Sơn | 14,45 | - | 6,0 | 8,45 | 17,45 | - | 8,0 | 9,45 |
II.1 | Bến cảng khu vực phía Bắc hiện hữu | 14,45 | - | 6,0 | 8,45 | 17,45 | - | 8,0 | 9,45 |
1 | Bến cảng Xi măng Nghi Sơn | 4,0 | - | 4,0 | - | 4,0 | - | 4,0 | - |
2 | Bến cảng Lọc hóa dầu Nghi Sơn | 7,35 | - | - | 7,35 | 8,35 | - | - | 8,35 |
3 | Bến cảng Gas&LNG và các loại hình phụ trợ lọc hoá dầu Nghi Sơn | 1,0 | - | - | 1,0 | 1,0 | - | - | 1,0 |
4 | Bến cảng chuyên dùng Công Thanh | 2,0 | - | 2,0 | - | 2,5 | - | 2,5 | - |
Phù hợp với Quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực quốc gia | |||||||||
5 | Bến cảng phục vụ kho đầu mối LPG và nhựa đường lỏng | 0,1 | - | - | 0,1 | 0,1 | - | - | 0,1 |
6 | Bến cảng quy hoạch mới | - | - | - | - | 1,5 | - | 1,5 | - |
II.2 | Bến cảng khu vực phía Bắc mở rộng | Phát triển có điều kiện phù hợp với nhu cầu, năng lực của nhà đầu tư vào các cơ sở công nghiệp liền kề (xi măng, khu công nghiệp, điện lực) và vùng phụ cận trên cơ sở đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư | |||||||
III | Khu bến đảo Hòn Mê (cả SPM) | 10,0 | - | - | 10,0 | 10,0 | - | - | 10,0 |
- | Các khu chuyển tải | Phục vụ trực tiếp nhu cầu của các bến cảng phía trong đất liền | |||||||
- | Bến phao SPM | 10,0 | - | - | 10,0 | 10,0 | - | - | 10,0 |
IV | Bến cảng Lệ Môn, Quảng Châu | 0,6 | - | 0,5 | 0,1 | 1,1 | - | 1,0 | 0,1 |
- | Bến cảng Lệ Môn | 0,25 | - | 0,25 | - | 0,50 | - | 0,50 | - |
- | Bến cảng xăng dầu Quảng Hưng | 0,1 | - | - | 0,1 | 0,1 | - | - | 0,1 |
- | Bến cảng Quảng Châu | 0,25 | - | 0,25 | - | 0,50 | - | 0,50 | - |
V | Bến cảng Quảng Nham - Hải Châu | 0,25 | - | 0,25 | - | 0,25 | - | 0,25 | - |
VI | Bến cảng Lạch Sung | 2,6 | - | 2,5 | 0,1 | 3,35 | - | 3,25 | 0,1 |
VII | Khu chuyển tải mới tại Lệ Môn, Quảng Châu, Lạch Sung | 0,5 | - | 0,5 | - | 0,5 | - | 0,5 | - |
Phục vụ trực tiếp nhu cầu của các bến cảng phía trong đất liền |
PHỤ LỤC 02: DANH MỤC QUY HOẠCH CHI TIẾT CẢNG BIỂN THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 1024/QĐ-BXD ngày 04 tháng 7 năm 2025 của Bộ Xây dựng)
TT | Tên cảng | Hiện trạng | Công năng, phân loại | Quy hoạch đến năm 2030 (đã bao gồm các bến cảng hiện trạng) | Ghi chú | |||||
Số lượng cầu cảng/ chiều dài (m) | Cỡ tàu (tấn) | Số lượng cầu cảng/chiều dài | Cỡ tàu (tấn) | Công suất (Tr.Tấn) | Diện tích vùng đất (ha) | Diện tích vùng nước (ha) | ||||
KB thấp ÷ KB cao | ||||||||||
CẢNG BIỂN THANH HÓA |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
- | Bến cảng, cầu cảng chính | 28/5.343 |
|
| 57/11.386÷65/13.526 |
| 93,1÷122,2 | 387,5 | 1.811,0 |
|
- | Bến cảng, cầu cảng khác | - |
|
| 5/600÷8/1.050 |
| ||||
I | Khu bến Nam Nghi Sơn |
|
|
|
|
|
| 275,0 | 95,9 |
|
- | Bến cảng, cầu cảng chính | 16/3.513 |
|
| 29/6.966÷31/7.656 |
| 50,9÷72,9 |
|
|
|
+ | Bến cảng tổng hợp, container, rời | 15/3.389 |
|
| 27/6.482÷29/7.172 | 100.000 hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện | 49,4÷71,4 | 269,6 | 85,3 |
|
+ | Bến cảng lỏng/khí | 1/124 |
|
| 2/484÷2/484 | 100.000 | 1,5÷1,5 | 4,8 | 4,0 |
|
- | Bến cảng, cầu cảng khác |
|
|
| 5/600÷5/600 |
| - | 0,6 | 6,7 |
|
Quy hoạch chi tiết các bến cảng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
I.1 | Khu tổng hợp, rời số 1 | 8/1.792 |
|
| 13/3.017÷14/3.457 |
| 21,0÷32,4 | 87,4 | 36,8 |
|
1 | Bến cảng tổng hợp Nghi Sơn | 6/1.292 | 30.000 (70.000GT) | TH | 7/1.715÷8/2.155 | 70.000 | 12,2÷20,1 | 62,1 | 22,0 |
|
- | Cầu cảng PTSC (Cầu số 1, 2) | 2/390 | 10.000 (70.000GT) | TH | 3/750÷4/1.190 | 70.000 | 5,5÷11,0 | 35,8 | 11,9 |
|
- | Cầu cảng Khoáng sản Đại Dương (Cầu số 3,4,5) | 3/692 | 10.000 (70.000GT) | TH | 3/755÷3/755 | 70.000 | 5,0÷7,0 | 19,8 | 7,6 |
|
- | Cầu cảng GAMA Thanh Hóa (Cầu số 6) | 1/210 | 30.000 (70.000GT) | TH | 1/210÷1/210 | 70.000 | 1,7÷2,1 | 6,5 | 2,5 |
|
2 | Bến cảng tổng hợp Long Sơn (Cầu số 7, 8, 9, 10) | 2/500 | 10.000 | TH | 4/927÷4/927 | 100.000 | 7,5÷10,5 | 18,9ha (không bao gồm 8,3ha đất CN) | 11,8 |
|
3 | Bến cảng Quang Trung (Cầu số 11) |
|
| TH | 1/250÷1/250 | 50.000 | 1,1÷1,5 | 4,5 | 2,5 |
|
4 | Bến cảng tổng hợp, rời tiếp giáp bến cảng Quang Trung (Cầu số 12) |
|
| TH | 1/125÷1/125 | 5.000 | 0,2÷0,3 | 2,0 | 0,6 |
|
I.2 | Khu tổng hợp, rời số 2 | 5/1.247 |
|
| 6/1.497÷6/1.497 |
| 12,0÷15,0 | 46,5 | 14,7 |
|
1 | Bến cảng Quốc tế Nghi Sơn (Cầu số 1, 2, 2A, 3, 4, 5) | 5/1.247 | 20.000 (70.000GT) | TH | 6/1.497÷6/1.497 | 100.000 | 12,0÷15,0 | 46,5 | 14,7 | Kết hợp khai thác hàng lỏng thông thường |
2 | Bến quy hoạch mới (Cầu số 6, 7, 8, 9) | Phát triển có điều kiện phục vụ trực tiếp các dự án đầu tư xây dựng cơ sở công nghiệp luyện kim phù hợp với các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh,…và được xác định cụ thể trong bước chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt |
| |||||||
I.3 | Khu tổng hợp, container số 1 | 3/474 |
|
| 12/2.092÷12/2.092 |
| 12,4÷16,0 | 80,5 | 30,5 |
|
1 | Bến cảng Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 | 2/254 | <5.000 |
| 2/254÷2/254 | 5.000 | 2,0÷2,0 | 16,0 | 8,5 |
|
- | Cầu cảng than | 1/130 |
| TH (*) | 1/130÷1/130 |
|
|
|
|
|
- | Cầu cảng dầu | 1/124 |
| LK (*) | 1/124÷1/124 |
|
|
|
|
|
2 | Bến cảng Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 | 1/220 | 25 000 | TH (*) | 1/220÷1/220 | 25.000 | 4,0÷4,0 |
|
|
|
3 | Bến cảng container Long Sơn |
|
| Cont, TH | 4/1.018÷4/1.018 | 100.000 | 6,4÷10,0 | 63,9 | 15,3 |
|
4 | Bến cảng khác |
|
| CK | 5/600÷5/600 |
|
| 0,6 | 6,7 |
|
- | Cầu cảng khác |
|
| CK | 4/500÷4/500 |
|
|
| 5,7 | Thu gom và giải tỏa hàng hóa |
- | Bến cơ quan quản lý nhà nước về cảng biển |
|
| CK | 1/100÷1/100 |
|
| 0,6 | 1,0 |
|
I.4 | Khu tổng hợp, container số 2 |
|
|
| 3/960÷4/1.210 |
| 5,5÷9,5 | 60,6 | 14.0 |
|
1 | Các bến cảng container, tổng hợp |
|
| Cont, TH | 2/600÷3/850 | 100.000 | 4,0÷8,0 | 55,8 | 10.0 |
|
2 | Bến cảng lỏng/khí Nhà máy LNG Nghi Sơn |
|
| LK (*) | 1/360÷1/360 | 100.000 | 1,5÷1,5 | 4,8 | 4.0 |
|
II | Khu bến Bắc Nghi Sơn |
|
|
|
|
|
| 85,0 | 247,1 |
|
- | Bến cảng, cầu cảng chính | 9/1.489 |
|
| 13/2.329÷16/3.479 |
| 17,0÷22,3 |
|
|
|
+ | Bến cảng hàng rời | 2/389 |
|
| 2/389÷5/1.539 |
| 4,0÷8,0 | 46,5 | 44,0 |
|
+ | Bến cảng lỏng/khí | 7/1.100 |
|
| 11/1.940÷11/1.940 |
| 13,0÷14,3 | 38,5 | 200,8 |
|
+ | Bến cảng tổng hợp, rời, container (Khu Bắc Nghi Sơn mở rộng) |
|
|
| Phát triển các bến cảng phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp, nhà máy liền kề theo nhu cầu |
|
|
|
|
|
- | Bến cảng, cầu cảng khác |
|
| CK | 0/0÷3/450 |
|
|
| 2,3 |
|
Quy hoạch chi tiết các bến cảng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
II.1 | Khu Bắc Nghi Sơn hiện hữu | 9/1.489 |
|
| 13/2.329÷19/3.929 |
| 17,0÷22,3 | 85,0 | 247,1 |
|
1 | Bến cảng Xi măng Nghi Sơn | 2/389 | 5.300 - 37.000 | TH (*) | 2/389÷2/389 | 5.300 - 37.000 | 4,0÷4,0 | 0,0 | 21,0 |
|
2 | Bến cảng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn | 6/750 | 10.000 - 40.000 | LK (*) | 6/750÷6/750 | 10.000 - 50.000 | 10,0÷10,0 | 9,3 | 192,0 |
|
3 | Bến cảng Gas&LNG và các loại hình phụ trợ lọc hoá dầu Nghi Sơn | 1/350 | 3.000- 10.000 | LK | 4/990÷4/990 | 100.000 | 2,9÷4,2 | 22,4 | 7,2 |
|
4 | Bến cảng chuyên dùng Công Thanh |
|
|
| 0/0÷2/850 |
| 0÷2,5 | 22,5 | 14,7 |
|
- | Cầu cảng nhiệt điện Công Thanh |
|
|
| 0/0÷1/400 | 100.000 | 0÷2,0 | 22,5 | 12,4 |
|
Chức năng phù hợp với Quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực quốc gia | ||||||||||
- | Cầu cảng liền bờ xi măng Công Thanh |
|
| TH (*) | 0/0÷1/450 | 10.000 | 0÷0,5 |
| 2,3 |
|
5 | Bến cảng phục vụ kho đầu mối LPG và nhựa đường lỏng |
|
| LK | 1/200÷1/200 | 10.000 hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện | 0,1÷0,1 | 6,8 | 1,7 |
|
6 | Bến cảng hàng rời quy hoạch mới |
|
|
| 0/0÷4/750 |
| 0÷1,5 | 24,0 | 10,6 |
|
- | Cầu cảng chính |
|
| TH | 0/0÷1/300 | 50.000 hoặc lớn hơn | 0÷1,5 | 24,0 | 8,3 |
|
- | Cầu cảng khác |
|
| CK | 0/0÷3/450 | 10.000 | - |
| 2,3 | Thu gom và giải tỏa hàng hóa |
II.2 | Khu Bắc Nghi Sơn mở rộng |
|
|
| Phát triển các bến cảng phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp, nhà máy liền kề theo nhu cầu |
| ||||
III | Khu bến đảo Hòn Mê (Bến phao, khu chuyển tải) | 5/ - |
| BP, KCT | 5/-÷5/- |
| 20,0÷20,0 |
| 1.345,1 |
|
IV | Bến cảng Lệ Môn, Quảng Châu | 3/341 | 1.000 |
| 5/541÷5/541 |
| 1,2÷1,5 | 5,6 | 2,0 |
|
1 | Bến cảng Lệ Môn | 2/302 | 1.000 | TH | 2/302÷2/302 | 2.000 hoặc lớn hơn phù hợp tĩnh không công trình vượt sông | 0,4÷0,5 | 1,1 | 0,9 |
|
2 | Bến cảng xăng dầu Quảng Hưng | 1/39 | 1.000 | LK | 1/39÷1/39 | 1.000 | 0,15÷0,25 | 0,1 | 0,3 |
|
3 | Bến cảng Quảng Châu |
|
| TH | 2/200÷2/200 | 2.000 hoặc lớn hơn phù hợp tĩnh không công trình vượt sông | 0,65÷0,75 | 4,4 | 0,8 |
|
4 | Bến cảng khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Bến cảng phục vụ trực tiếp cho các cơ sở đóng mới, sửa sữa tàu tại khu vực hạ lưu bến cảng Lệ Môn |
|
| CK | Số lượng cẩu cảng/chiều dài theo đề xuất của nhà đầu tư. Tiếp nhận tàu trọng tải đến 2.000 tấn hoặc lớn hơn phù hợp với tĩnh không công trình vượt sông. | Đóng mới, sửa chữa tàu phát triển theo năng lực và nhu cầu của nhà đầu tư | ||||
V | Bến cảng Lạch Sung |
|
|
| 10/1.550÷10/1.550 |
| 3,5÷4,0 | 15,6 | 4,4 |
|
1 | Bến cảng tổng hợp, rời |
|
| TH | 9/1.400÷9/1.400 | 5.000- 7.000 khi đủ điều kiện | 3,0÷3,5 | 15,6 | 4,0 |
|
2 | Bến cảng hàng lỏng |
|
| LK | 1/150÷1/150 | 0,5÷0,5 |
| 0,4 |
| |
VI | Bến cảng Quảng Nham - Hải Châu |
|
| TH | 0/0÷3/300 | 1.000- 2.000 khi đủ điều kiện | 0÷0,5 | 6,4 | 1,2 |
|
VII | Khu đậu chuyển tải Lệ Môn, Quảng Châu, Lạch Sung |
|
| KCT | 1/-÷1/- | 60.000÷20 0.000 | 0,5÷1,0 | - | 115,3 |
|
Ghi chú:
- Phạm vi vùng đất, vùng nước được xác định theo quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, chi tiết vị trí, tọa độ diện tích của từng cầu cảng, bến cảng sẽ xác định cụ thể trong bước nghiên cứu dự án.
- Ký hiệu:
+ TH: | tổng hợp, rời; | + Cont.: | container |
+ HK: | khách; | + LK: | lỏng/khí; |
+ CK: | cảng khác; | + BP: | bến phao; |
+ KCT: | khu chuyển tải; | + (*): | không kinh doanh xếp dỡ. |
PHỤ LỤC 03: THÔNG SỐ QUY HOẠCH LUỒNG TÀU CẢNG BIỂN THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 1024/QĐ-BXD ngày 04 tháng 7 năm 2025 của Bộ Xây dựng)
TT | Công trình | Hiện trạng | Thông số quy hoạch 2030 | ||||||
Chiều dài (km) | Bề rộng (m) | Cao độ đáy (mHĐ) | Chiều dài (km) | Bề rộng (m) | Cao độ đáy (mHĐ) | Cỡ tàu (tấn) | |||
I | Khu bến Nam Nghi Sơn |
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Tuyến luồng hàng hải công cộng | 7,314 | 150 | -12,0 | 8,82 | 300 | (-12,5) ÷ (-13,5) | 50.000 tấn hoặc lớn hơn đáp ứng điều kiện an toàn hành hải | |
2 | Tuyến luồng vào bến cảng bến Nhiệt điện 1&2 |
|
|
| Tùy thuộc vào nhu cầu phát triển cảng của Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn | ||||
3 | Đoạn luồng nhánh từ tuyến luồng công cộng vào khu bến cảng Tổng hợp, container số 2 |
|
|
| 2,1 | 150 | -12,5 | 50.000 tấn hoặc lớn hơn đáp ứng điều kiện an toàn hành hải | |
4 | Luồng, khu quay trở cho bến cảng khí LNG Nghi Sơn |
|
|
| Theo nhu cầu phát triển của các bến cảng phục vụ trực tiếp nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn, phù hợp với Quy hoạch tổng thể về năng lượng và Quy hoạch phát triển điện lực | 100.000 tấn | |||
II | Khu bến Bắc Nghi Sơn |
|
|
|
|
| |||
1 | Tuyến luồng hàng hải công cộng Bắc Nghi Sơn | 4,8 | 190 | -12,0 | Chiều dài 6,2 km, bề rộng từ 110 m đến 190 m, cao độ đáy từ -9,5 m đến - 12,5 m (hải đồ), theo tiến trình đầu tư các bến cảng | 50.000 tấn hoặc lớn hơn đáp ứng điều kiện an toàn hành hải | |||
2 | Tuyến luồng nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn | 6,775 | 150 | -14,8 | 6,775 | 150 | -14,8 | 50.000 tấn | |
Theo nhu cầu nâng cấp, mở rộng nhà máy | |||||||||
3 | Tuyến luồng, khu quay trở vào khu bến Bắc Nghi Sơn mở rộng |
|
|
| Theo nhu cầu phát triển của các bến cảng Phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp (lọc dầu, xi măng, điện, khu công nghiệp liền kề) và vùng phụ cận | ||||
4 | Tuyến luồng phục vụ vận tải hành khách, du lịch ra đảo Mê | ||||||||
III | Bến cảng Lệ Môn, Quảng Châu |
|
|
|
|
|
| 2.000 tấn hoặc lớn hơn đáp ứng điều kiện an toàn hành hải và phù hợp với tĩnh không công trình vượt sông khi đủ nguồn lực | |
- | Luồng tàu | 22,2 | 50 | -0,3 | 22,2 | 50 | -3,7 | ||
|
|
| Theo nhu cầu phát triển của các bến cảng và phụ thuộc vào khả năng nạo vét chỉnh trị | ||||||
IV | Bến cảng Lạch Sung |
|
|
|
| 3.000 tấn hoặc lớn hơn đáp ứng điều kiện an toàn hành hải | |||
- | Luồng tàu |
|
|
| 14,7 | 40 ÷ 50 | (-3,8) ÷ (-4,7) | ||
|
|
| Nâng cấp, mở rộng luồng tàu tùy thuộc vào tình hình thực tế phát triển cảng, lượng hàng hóa, đội tàu đến cảng và khả năng nạo vét chỉnh trị | ||||||
V | Bến cảng Quảng Nham - Hải Châu |
|
|
|
| 1.000 tấn hoặc lớn hơn đến 2.000 tấn đáp ứng điều kiện an toàn hành hải | |||
- | Luồng tàu |
|
|
| 3,2 | 30 | -3,0 | ||
|
|
| Theo nhu cầu phát triển của các bến cảng và phụ thuộc vào khả năng nạo vét chỉnh trị | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Thông số cụ thể của các tuyến luồng sẽ được xác định trong bước nghiên cứu dự án.
- Trường hợp huy động nguồn xã hội hóa, cho phép đầu tư luồng hàng hải với quy mô lớn hơn phù hợp với quy hoạch bến cảng.
PHỤ LỤC 04: DANH MỤC BẾN PHAO, KHU NEO ĐẬU CHUYỂN TẢI CẢNG BIỂN THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 1024/QĐ-BXD ngày 04 tháng 7 năm 2025 của Bộ Xây dựng)
TT | Bến phao, khu neo đậu chuyển tải | Số lượng bến phao/Khu neo đậu | Công năng, phân loại | Cỡ tàu lớn nhất (tấn) | Quy mô khu neo đậu (m) | Phạm vi vùng neo đậu (Ha) | |
Hiện trạng | Quy hoạch đến năm 2030 | ||||||
| Tổng cộng | 05 | 06 |
|
|
| 1.460,4 |
I | Khu vực đảo Hòn Mê | 05 | 05 |
|
|
| 1.345,1 |
1 | Khu chuyển tải dịch vụ kỹ thuật Nghi Sơn | 02 | 02 | KCT |
|
| 526,0 |
- | Khu chuyển tải số 1 | 01 | 01 |
| 80.000 | 775x3.100 | 240,25 |
- | Khu chuyển tải số 2 | 01 | 01 |
| 80.000 | 1.690x1.690 | 285,7 |
2 | Khu chuyển tải than cho Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 | 02 | 02 | KCT |
|
| 505,0 |
- | Khu chuyển tải cho tàu 210.000 tấn | 01 | 01 |
| 210.000 | 1.100x2.500 | 275 |
- | Khu chuyển tải cho tàu 74.000 tấn | 01 | 01 |
| 74.000 | 1.000x2.300 | 230 |
3 | Bến phao nổi SPM của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn | 01 | 01 | BP | 400.000 | D2000 | 314,2 |
II | Khu vực Lệ Môn, Quảng Châu, Lạch Sung | - | 01 |
|
|
| 115,3 |
- | Khu chuyển tải Lệ Môn, Quảng Châu, Lạch Sung | - | 01 | KCT | 60.000÷200.000 | 620x1.860 | 115,3 |
Ghi chú:
- Các bến phao, khu neo đậu chuyển tải là kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời khai thác với quy mô được chấp thuận thiết lập; giải tỏa phù hợp với lộ trình đầu tư xây dựng các bến cảng thay thế và các quy hoạch có liên quan.
- Ký hiệu:
+ BP: bến phao; + KCT: khu chuyển tải.
Quyết định 1024/QĐ-BXD năm 2025 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 1024/QĐ-BXD
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/07/2025
- Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
- Người ký: Nguyễn Xuân Sang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra