Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4398/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 26 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐỂ NÂNG CAO TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 22/12/2023 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về Hội nghị chuyên đề Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII; Công văn số 634-CV/BCSĐ ngày 29/12/2023 của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 22/12/2023 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về Hội nghị chuyên đề Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII; trên cơ sở tổng hợp, đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1990/SNN-KL ngày 19/4/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng để nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững, hiệu quả đối với toàn bộ diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được trồng mới; thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025” theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 05/8/2021 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ban hành kèm theo Quyết định 1345/QĐ-UBND ngày 13/5/2022 của UBND tỉnh Khánh hòa.

- Khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian qua; nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan, các chủ rừng và toàn thể nhân dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, nhằm giảm diện tích rừng bị thiệt hại, tăng diện tích rừng trồng.

- Quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân tham gia bảo vệ rừng, góp phần nâng cao chất lượng rừng, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.

- Tăng diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên hiện có góp phần nâng độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu về tỷ lệ che phủ rừng đã đề ra tại Nghị quyết số 03-NQ/ĐH, ngày 14/10/2020 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

2. Yêu cầu

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là UBND cấp huyện) thực hiện đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đề xuất các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cấp huyện giai đoạn 2020 - 2025 đã đề ra.

- Lực lượng kiểm lâm trên địa bàn cấp huyện tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh việc kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, phấn đấu giảm số vụ vi phạm và thiệt hại về rừng hàng năm; không để xảy ra các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng trên địa bàn tỉnh.

- Các chủ rừng có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2030, Dự án Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2021 - 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt và đẩy nhanh thực hiện trồng rừng thay thế theo kế hoạch phân bổ. Phối hợp với lực lượng kiểm lâm trên địa bàn quản lý thực hiện nghiêm công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên lâm phần được giao.

- Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị chủ rừng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Về công tác quản lý, bảo vệ rừng

1.1. Nội dung công tác quản lý, bảo vệ rừng tổ chức triển khai thực hiện trong năm 2024:

- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng diện tích rừng hiện có là 238.274,10 ha rừng, trong đó: Rừng tự nhiên là 176.429,72 ha; rừng trồng đã thành rừng là 61.843,38 ha.

- Kiểm tra, rà soát khoảng 1.248,23 ha diện tích thực hiện trồng vào năm 2020 đã kết thúc thời gian chăm sóc và khoảng 930,73 ha diện tích có cây gỗ tái sinh có khả năng đủ tiêu chí thành rừng, để cập nhật vào hệ thống theo dõi diễn biến rừng, tham gia tỷ lệ che phủ rừng (Chi tiết tại Biểu 01, 02 đính kèm).

- Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với diện tích 9.480,83 ha.

1.2. Nội dung công tác quản lý, bảo vệ rừng tổ chức triển khai thực hiện trong năm 2025:

- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có theo kết quả cập nhật diễn biến rừng năm 2024 đã phê duyệt.

- Kiểm tra, rà soát khoảng 919,12 ha diện tích thực hiện trồng vào năm 2021 đã kết thúc thời gian chăm sóc và tiếp tục rà soát đối với 961,13 ha diện tích có cây gỗ tái sinh nêu trên (trường hợp trong năm 2024 chưa thực hiện xong) có khả năng đủ tiêu chí thành rừng, để cập nhật vào hệ thống theo dõi diễn biến rừng, tham gia tỷ lệ che phủ rừng (Chi tiết tại Biểu 03 đính kèm).

- Tiếp tục thực hiện giao khoán bảo vệ rừng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với diện tích 9.480,83 ha.

2. Công tác phát triển rừng

2.1. Nội dung công tác phát triển rừng triển khai thực hiện trong năm 2024:

+ Thực hiện trồng mới rừng, trồng rừng thay thế, trồng lại rừng sau khai thác với diện tích 1.745,29 ha;

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên với diện tích 146,22 ha;

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng rừng bổ sung với diện tích 70 ha;

+ Chăm sóc rừng năm cuối (trồng năm 2021) với diện tích 919,12 ha.

2.2. Nội dung công tác phát triển rừng triển khai thực hiện trong năm 2025:

+ Thực hiện trồng mới rừng với diện tích 723,53 ha;

+ Tiếp tục khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên với diện tích 146,22 ha và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng rừng bổ sung với diện tích 70 ha;

+ Chăm sóc rừng trồng năm cuối (trồng năm 2022) với diện tích 313,40 ha.

(Chi tiết tại Biểu 04 đính kèm)

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về tuyên truyền, vận động, giáo dục, ký cam kết bảo vệ rừng

- Thực hiện tuyên truyền thường xuyên, liên tục với nhiều nội dung, đa dạng hóa hình thức như: đài phát thanh của địa phương, báo, đài, internet, tuyên truyền miệng, hội thi, panô,... đến từng địa bàn dân cư, nhất là các hộ dân sống gần rừng, ven rừng nhằm góp phần giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống.

- Xây dựng các tài liệu, tin bài, phóng sự chuyên đề về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững; biểu dương gương người tốt, việc tốt trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng mô hình phát triển rừng bền vững; lên án, phê phán các hành vi thiếu trách nhiệm, hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp của các tổ chức, cá nhân trên phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục phòng ngừa; tăng thời lượng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về lâm nghiệp.

- Tăng cường công tác rà soát các đối tượng có nguy cơ; trực tiếp tuyên truyền, vận động, ký cam kết không tham gia phá rừng, lấn chiếm đất rừng; đồng thời, sẵn sàng tham gia tố giác các đối tượng tham gia phá rừng.

2. Về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm

- Kiện toàn lực lượng bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm từ tỉnh đến cơ sở; nâng cao năng lực, phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện tuần tra, kiểm tra rừng giữa các lực lượng chức năng theo kế hoạch hoặc khi tiếp nhận thông tin phản ánh về các vụ việc vi phạm phức tạp. Lập hồ sơ xử lý nghiêm các vụ vi phạm/đối tượng vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

- Kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên, không để lợi dụng việc chuyển mục đích sử dụng rừng để phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật.

- Tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; xây dựng và bổ sung kịp thời phương án quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng để huy động thực hiện chữa cháy có hiệu quả.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có nghiêm túc Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 04/5/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa về Ban hành Phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025.

- Tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác giao khoán bảo vệ rừng theo các Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.

3. Về công tác phát triển rừng

- UBND cấp huyện, các đơn vị chủ rừng tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc việc trồng mới rừng, trồng rừng thay thế, trồng lại rừng sau khai thác theo đúng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- UBND các xã, phường có diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê; các đơn vị chủ rừng tổ chức kiểm tra, rà soát tất cả các diện tích đất có cây gỗ tái sinh (DT2) hiện nay đã diễn thế lên thành rừng để điều tra, cập nhật theo quy định; tổ chức khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung đối với các diện tích đất có cây gỗ tái sinh có khả năng diễn thế lên thành rừng theo quy định.

- Các địa phương, đơn vị chủ rừng tổ chức thực hiện Kế hoạch đầu tư Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1345/QĐ-UBND ngày 13/5/2022 theo đúng quy định.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả việc trồng rừng tập trung trên đất chưa có rừng, trồng các loài cây phân tán bằng các loài cây trồng phù hợp với vùng sinh thái và mục tiêu sử dụng rừng, từng bước nâng cao giá trị rừng. Tập trung bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, chống xói lở, cát bay và khả năng sa mạc hóa.

4. Về cơ chế, chính sách

Rà soát các chính sách, quy định trong quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng để cụ thể hóa; điều chỉnh, bổ sung những cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn để phù hợp với quy định của Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành luật và điều kiện, tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị làm cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng và khôi phục, phát triển rừng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Nguồn kinh phí trồng rừng thay thế do các tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.

- Vốn ngân sách tỉnh bố trí để thực hiện các Dự án trung hạn đầu tư bảo vệ và phát triển rừng và các Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất giai đoạn 2021 - 2025.

- Nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật bố trí để thực hiện trồng rừng tập trung.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, bảo vệ rừng tại cơ sở (cấp xã) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch này; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc để triển khai thực hiện đạt hiệu quả các chỉ tiêu nêu tại Kế hoạch.

- Chủ trì triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp của Trung ương và tỉnh đã ban hành. Đồng thời nghiên cứu đề xuất ban hành một số cơ chế chính sách của tỉnh để đẩy mạnh thực hiện và nâng cao hiệu quả Kế hoạch nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025.

- Theo dõi, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch, kịp thời tổng hợp, báo cáo, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Kế hoạch.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng Kế hoạch để triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch này phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo đạt được các chỉ tiêu đề ra. Chỉ đạo cho UBND các xã, phường, thị trấn có rừng và các cơ quan, đơn vị chuyên môn trên địa bàn quản lý xây dựng kế hoạch chi tiết theo từng năm để triển khai thực đạt được các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra.

- Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; xây dựng kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, thống nhất đồng bộ với giao đất, cho thuê đất hàng năm; quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng rừng và đất lâm nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan của huyện, UBND cấp xã triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch sản xuất lâm nghiệp và công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. Cân đối nguồn ngân sách địa phương, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn khác để triển khai, hỗ trợ các chương trình, dự án, mô hình trong lĩnh vực lâm nghiệp. Chỉ đạo đẩy mạnh giao khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê trên địa bàn quản lý theo quy định.

- Nghiên cứu, xây dựng ban hành cơ chế chính sách huy động nguồn lực của địa phương và vốn ngoài ngân sách phù hợp điều kiện của địa phương để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch; thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác để triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch này.

- Chỉ đạo tổ chức kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn; báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện với các sở, ngành có liên quan để có biện pháp tháo gỡ, tạo điều kiện để các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các nhiệm vụ, định hướng đề ra.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư các Chương trình, Dự án Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.

4. Sở Tài chính

- Hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn ngân sách để triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch; tham mưu, đề xuất phân bổ nguồn kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp của tỉnh và chính sách của Trung ương kịp thời, đảm bảo đúng quy định.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành, địa phương có liên quan rà soát trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành quy định (điều chỉnh, bổ sung, thay thế nếu có) về các cơ chế, chính sách tài chính phù hợp, đúng quy định để đảm bảo thực hiện Kế hoạch.

5. Các đơn vị chủ rừng

- Căn cứ vào Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2030; Dự án Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2021 - 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt và phương án kinh doanh của đơn vị, xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng năm để tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch này.

- Tổ chức việc rà soát, kiểm tra các loại đất, loại rừng trên lâm phận được giao đảm bảo đúng hiện trạng thực tế và trên bản đồ, góp phần nâng cao tỷ lệ độ che phủ rừng của địa phương và báo cáo kịp thời biến động các loại đất, loại rừng cho Hạt Kiểm lâm sở tại theo đúng quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

6. Các cơ quan, đơn vị có liên quan

Có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

VI. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện tại mục V và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị chủ rừng được giao chỉ tiêu kế hoạch có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hằng năm về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương có liên quan, cụ thể như sau:

- Báo cáo kết quả trồng rừng thay thế trước ngày 30 tháng 11 hằng năm.

- Báo cáo kết quả trồng rừng theo Kế hoạch số 7235/KH-UBND ngày 02/8/2021 trước ngày 15 tháng 12 hằng năm.

- Báo cáo công tác chăm sóc rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên (bổ sung) trước ngày 18 tháng 12 hằng năm.

- Báo cáo kết quả cập nhật diện tích thành rừng vào tháng cuối các Quý trong năm.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng để nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025; yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị chủ rừng và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương chủ động báo cáo đề xuất gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các Công ty TNHH MTV: Lâm nghiệp Trầm Hương, Lâm sản Khánh Hòa;
- Các BQL RPH: Bắc Khánh Hòa, Nam Khánh Hòa;
- Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT,TLe, LV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hòa Nam

 

BIỂU 1. KIỂM TRA, RÀ SOÁT CÁC DIỆN TÍCH DỰ KIẾN CẬP NHẬT DIỄN BIẾN THÀNH RỪNG TỰ NHIÊN NĂM 2024-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 4398/KH-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2024 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Stt

Huyện

Tiểu khu

Chủ quản lý

Hiện trạng theo kết quả DBR năm 2023

Diện tích dự kiến

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

930,73

961,13

1

Khánh Vĩnh

 

 

 

 

45,06

10,00

 

 

Khánh Thượng

148

Công ty TNHH MTV Lâm sản Khánh Hoà

Diện tích có cây gỗ tái sinh (DT2 theo TT33 và DTTS theo TT16 sửa đổi)

24,88

 

 

 

Khánh Thượng

146

10,18

 

 

 

Khánh Trung

139

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Trầm Hương

10,00

 

 

 

Khánh Bình

119

 

10,00

2

TP Cam Ranh

 

 

 

 

50,00

0,00

 

 

Cam Phước Đông

324

BQL RPH Nam Khánh Hòa

Diện tích có cây gỗ tái sinh

50,00

0,00

3

Vạn Ninh

 

 

 

 

159,42

329,29

 

 

Đại Lãnh

2

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa

Diện tích có cây gỗ tái sinh

2,40

 

 

 

Vạn Bình

16

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa

Diện tích có cây gỗ tái sinh

25,80

 

 

 

Vạn Hưng

31

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa

Diện tích có cây gỗ tái sinh

14,99

23,23

 

 

Vạn Lương

25

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa

Diện tích có cây gỗ tái sinh

35,63

 

 

 

 

26

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa

Diện tích có cây gỗ tái sinh

 

32,55

 

 

Vạn Long

10

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa

Diện tích có cây gỗ tái sinh

59,13

53,34

 

 

Vạn Phú

19

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa

Diện tích có cây gỗ tái sinh

 

103,38

 

 

24

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa

Diện tích có cây gỗ tái sinh

8,24

 

 

 

Xuân Sơn

27

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa

Diện tích có cây gỗ tái sinh

13,23

116,79

4

Khánh Sơn

 

 

 

 

91,00

50,00

 

Khánh Sơn

Sơn Lâm

265

Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa

DTTS

41,00

 

 

Khánh Sơn

Thành Sơn

259

Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa

DTTS

50,00

50,00

5

Diên Khánh

 

 

 

 

56,68

8,50

 

 

Diên Điền

220

UBND xã

DTTS

14,00

 

 

 

DD220A

UBND xã

DTTS

 

1,50

 

 

Diên Tân

227

BQL KBTTN Hòn Bà

DTTS

1,77

 

 

 

225

UBND xã

DTTS

14,00

7,00

 

 

Cty TNHH Du lịch Á Châu

DTTS

7,00

 

 

 

Diên Lâm

214

BQL KBTTN Hòn Bà

DTK

1,99

 

 

 

DTTS

1,40

 

 

 

215

BQL KBTTN Hòn Bà

DTK

2,02

 

 

 

DTTS

8,19

 

 

 

216

BQL KBTTN Hòn Bà

DTK

6,31

 

6

Cam Lâm

 

 

 

 

182,66

 

 

 

Suối Cát

233

Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà

Diện tích có cây gỗ tái sinh

16,86

 

 

 

Cam Phước Tây

311

Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa

Diện tích có cây gỗ tái sinh

165,80

 

7

Ninh Hòa

 

 

 

 

402,59

571,84

 

 

Ninh Thọ

75

UBND xã

Diện tích có cây gỗ tái sinh

8,00

 

 

 

Ninh Diêm

79

UBND xã

Diện tích có cây gỗ tái sinh

23,68

 

 

 

Ninh Thủy

80

UBND xã

Diện tích có cây gỗ tái sinh

13,00

 

 

 

Ninh Phước

84

UBND xã

Diện tích có cây gỗ tái sinh

20,00

 

 

 

Ninh Lộc

NL096A

UBND xã

Diện tích có cây gỗ tái sinh

9,00

 

 

 

Ninh Đa

78

UBND xã

Diện tích có cây gỗ tái sinh

3,00

 

 

 

Ninh Vân

95

UBND xã

Diện tích có cây gỗ tái sinh

20,33

 

 

 

Ninh Sơn

43, 44, 46 và 53

Ban Quản lý RPH Bắc Khánh Hòa

Diện tích có cây gỗ tái sinh và DT1

100,00

171,84

 

 

Ninh Thượng

55

Ban Quản lý RPH Bắc Khánh Hòa

Diện tích có cây gỗ tái sinh và DT1

111,99

200,00

 

 

Ninh Tây

65, 69 và 70

Ban Quản lý RPH Bắc Khánh Hòa

Diện tích có cây gỗ tái sinh và DT1

93,59

200,00

 

BIỂU 02. BIỂU KIỂM TRA, RÀ SOÁT DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG DỰ KIẾN CẬP NHẬT THÀNH RỪNG NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 4398/KH-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2024 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

STT

Huyện

Tiểu khu

Diện tích

Chủ quản lý

Hiện trạng rừng năm 2023

Ghi chú

1

Cam Lâm

Cam Tân

296; CT299A

2,13

Hộ gia đình; cá nhân

Diện tích đã trồng rừng năm 2020

 

2

Diên Khánh

Suối Hiệp

SH1A

2,81

UBND xã

Diện tích đã trồng rừng năm 2020

 

3

Khánh Sơn

Sơn Bình

285A

2,94

Hộ gia đình; cá nhân

Diện tích đã trồng rừng năm 2020

 

Sơn Hiệp

270; 276; 276A; 290A

125,85

UBND xã; Hộ gia đình; cá nhân

Diện tích đã trồng rừng năm 2020

 

4

Khánh Vĩnh

Cầu Bà

174; 183; CB183A

15,51

Hộ gia đình; cá nhân; Tổ chức kinh tế

Diện tích đã trồng rừng năm 2020

 

Khánh Đông

135; 136; 136A; 143; 147; KD150A

211,29

UBND xã;Hộ gia đình; cá nhân; Tổ chức kinh tế

Diện tích đã trồng rừng năm 2020

 

Khánh Bình

123; 128; 152

226,6

UBND xã; Tổ chức kinh tế

Diện tích đã trồng rừng năm 2020

 

Khánh Hiệp

120; 141; KH141B

238,91

UBND xã;Hộ gia đình; cá nhân; Tổ chức kinh tế

Diện tích đã trồng rừng năm 2020

 

Khánh Phú

182; 182A; 195; KP213A; KP213B

57,9

UBND xã; Hộ gia đình; cá nhân; Tổ chức kinh tế

Diện tích đã trồng rừng năm 2020

 

Khánh Thành

193

36,27

Tổ chức kinh tế

 

 

Khánh Thượng

169

6,46

Tổ chức kinh tế

Diện tích đã trồng rừng năm 2020

 

Khánh Trung

112, 125, 126, 129,153; 157,159; KT159D

289,42

UBND xã; Tổ chức kinh tế

Diện tích đã trồng rừng năm 2020

 

TT Khánh Vĩnh

174A;176A; TTKV1A

26,81

UBND xã; Hộ gia đình; cá nhân

Diện tích đã trồng rừng năm 2020

 

Liên Sang

175; LS200B

4,18

Hộ gia đình; cá nhân

Diện tích đã trồng rừng năm 2020

 

5

Vạn Ninh

Đại Lãnh

DL2B

0,18

Hộ gia đình; cá nhân

Diện tích đã trồng rừng năm 2020

 

Vạn Phước

4; VP4A

0,97

UBND xã;Hộ gia đình; cá nhân

Diện tích đã trồng rừng năm 2020

 

Tổng

 

 

1.248,23

 

 

 

 

BIỂU 03. BIỂU KIỂM TRA, RÀ SOÁT DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG DỰ KIẾN CẬP NHẬT THÀNH RỪNG NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 4398/KH-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2024 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

STT

Huyện

Tiểu khu

Diện tích

Chủ quản lý

Hiện trạng rừng năm 2023

Ghi chú

1

Cam Lâm

Cam Tân

296

49,71

Tổ chức kinh tế

Diện tích đã trồng rừng năm 2021

 

Sơn Tân

302

24,36

BQLRPH

Diện tích đã trồng rừng năm 2021

 

Suối Tân

231; ST242A

1,46

Hộ gia đình; cá nhân

Diện tích đã trồng rừng năm 2021

 

 

 

Diên Lâm

DL221A

11,00

UBND xã; Hộ gia đình; cá nhân

Diện tích đã trồng rừng năm 2021

 

 

 

Diên Tân

DT227A

0,19

UBND xã

Diện tích đã trồng rừng năm 2021

 

2

Diên Khánh

Diên Xuân

217; DX217A

8,78

UBND xã; Hộ gia đình; cá nhân; lực lượng vũ trang

Diện tích đã trồng rừng năm 2021

 

 

 

Suối Hiệp

SH1A

2,76

UBND xã; Hộ gia đình; cá nhân

Diện tích đã trồng rừng năm 2021

 

 

 

Cầu Bà

174; CB183A

51,53

UBND xã; Hộ gia đình; cá nhân; Tổ chức kinh tế

Diện tích đã trồng rừng năm 2021

 

 

 

Giang Ly

GL184A

6,49

Tổ chức kinh tế

Diện tích đã trồng rừng năm 2021

 

 

 

Khánh Đông

132; 135; 136; 136A; 143; 147; KD150A

79,13

UBND xã; Hộ gia đình; cá nhân; Tổ chức kinh tế

Diện tích đã trồng rừng năm 2021

 

 

 

Khánh Bình

128; 152; KB152C; KB152H; KB152I

115,48

UBND xã; Hộ gia đình; cá nhân

Diện tích đã trồng rừng năm 2021

 

3

Khánh Vĩnh

Khánh Hiệp

120; 124A; 131; 141; KH141B

51,24

UBND xã; Hộ gia đình; cá nhân; Tổ chức kinh tế

Diện tích đã trồng rừng năm 2021

 

 

 

Khánh Nam

162; 167; KN167A

265,18

UBND xã; Hộ gia đình; cá nhân; Tổ chức kinh tế

Diện tích đã trồng rừng năm 2021

 

 

 

Khánh Phú

195; 204A; KP213A; KP213B

4,8

UBND xã; Hộ gia đình; cá nhân

Diện tích đã trồng rừng năm 2021

 

 

 

Khánh Thành

181;193; KT206A; KT206B

95,16

UBND xã; Hộ gia đình; cá nhân

Diện tích đã trồng rừng năm 2021

 

 

 

Khánh Trung

153,157,159; KT159D

39,11

UBND xã; Hộ gia đình; cá nhân; Tổ chức

Diện tích đã trồng rừng năm 2021

 

 

BIỂU 04. THỐNG KÊ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2024 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 4398/KH-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2024 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

TT

Hạng mục/Địa phương, đơn vị

ĐVT

Giai đoạn 2024 - 2025

Chia theo từng năm

Ghi chú

Năm 2024

Năm 2025

I

Trồng rừng

 

2.468,82

1.745,29

723,53

1

Nha Trang

 

22,00

11,00

11,00

 

-

Trồng rừng tập trung

 

22,00

11,00

11,00

 

+

Trồng rừng phòng hộ

ha

-

-

-

 

+

Trồng rừng sản xuất

ha

22,00

11,00

11,00

 

2

Cam Ranh

 

257,44

128,72

128,72

 

-

Trồng rừng tập trung

 

257,44

128,72

128,72

 

+

Trồng rừng phòng hộ

ha

171.06

85,53

85,53

 

+

Trồng rừng sản xuất

ha

86,38

43,19

43,19

 

3

Ninh Hòa

 

119,04

59,52

59,52

 

-

Trồng rừng tập trung

 

119,04

59,52

59,52

 

+

Trồng rừng phòng hộ

ha

99,24

49,62

49,62

 

+

Trồng rừng sản xuất

ha

19,80

9,90

9,90

 

4

Vạn Ninh

 

335,00

172,00

163,00

 

-

Trồng rừng tập trung

 

335,00

172,00

163,00

 

+

Trồng rừng phòng hộ

ha

134,33

68,97

65,36

 

+

Trồng rừng sản xuất

ha

200,67

103,03

97,64

 

5

Cam Lâm

 

63,20

31,60

31,60

 

-

Trồng rừng tập trung

 

63,20

31,60

31,60

 

+

Trồng rừng phòng hộ

ha

57,14

28,57

28,57

 

+

Trồng rừng sản xuất

ha

6,06

3,03

3,03

 

6

Khánh Sơn

 

193,44

96,72

96,72

 

-

Trồng rừng tập trung

 

193,44

96,72

96,72

 

+

Trồng rừng phòng hộ

ha

93,44

46,72

46,72

 

+

Trồng rừng sản xuất

ha

100,00

50,00

50,00

 

7

Khánh Vĩnh

 

465,94

232,97

232,97

 

-

Trồng rừng tập trung

 

465,94

232,97

232,97

 

+

Trồng rừng phòng hộ

ha

187,14

93,57

93,57

 

+

Trồng rừng sản xuất

ha

278,80

139,40

139,40

 

8

Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa

 

363,26

363,26

 

 

-

Trồng rừng thay thế

ha

363,26

363,26

 

 

9

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa

 

167,98

167,98

 

 

-

Trồng rừng thay thế

ha

167,98

167,98

 

 

10

Công ty TNHH MTV Lâm sản Khánh Hòa

 

50,00

50,00

 

 

-

Trồng rừng thay thế

ha

50,00

50,00

 

 

11

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Trầm Hương

 

360

360

 

 

-

Trồng lại rừng sản xuất

ha

360

360

 

 

12

Bộ Tư lệnh Vùng 4 - Quân chủng hải quân

 

71,52

71,52

 

 

-

Trồng rừng thay thế

ha

71,52

71,52

 

 

II

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi có

 

216,22

216,22

216,22

 

1

Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa

 

96,22

96,22

96,22

 

-

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

ha

96,22

96,22

96,22

 

2

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Trầm Hương

 

120,00

120,00

120,00

 

-

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

ha

50,00

50,00

50,00

 

-

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung

ha

70,00

70,00

70,00

 

Ill

Chăm sóc rừng trồng năm cuối (Để cập nhật thành rừng)

 

1.232,52

919,12

313,40

 

1

Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa

 

70,17

2436

45,81

 

-

Chăm sóc rừng trồng năm 2021

ha

24,36

24,36

 

 

-

Chăm sóc rừng trồng năm 2022

ha

45,81

 

45,81

 

2

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa

 

3,07

-

3,07

 

-

Chăm sóc rừng trồng năm 2021

ha

-

 

 

 

-

Chăm sóc rừng trồng năm 2022

ha

3,07

 

3,07

 

3

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Trầm Hương

 

255,66

255,49

0,17

 

-

Chăm sóc rừng trồng năm 2021

ha

255,49

255,49

 

 

-

Chăm sóc rừng trồng năm 2022

ha

0,17

 

0,17

 

4

Công ty TNHH MTV Lâm sản Khánh Hòa

 

5,43

-

5,43

 

-

Chăm sóc rừng trồng năm 2021

 

-

 

 

 

-

Chăm sóc rừng trồng năm 2022

 

5,43

 

5,43

 

5

Hộ gia đình, cá nhân

 

382,86

301,07

81,79

 

-

Chăm sóc rừng trồng năm 2021

ha

301,07

301,07

 

 

-

Chăm sóc rừng trồng năm 2022

ha

81,79

 

81,79

 

6

UBND xã

 

390,22

281,83

10839

 

-

Chăm sóc rừng trồng năm 2021

ha

281,83

281,83

 

 

-

Chăm sóc rừng trồng năm 2022

ha

108,39

 

108,39

 

7

Doanh nghiệp tư nhân

 

112,51

49,71

62,80

 

-

Chăm sóc rừng trồng năm 2021

ha

49,71

49,71

 

 

-

Chăm sóc rừng trồng năm 2022

ha

62,80

 

62,80

 

8

Các đơn vị vũ trang

 

12,60

6,66

5,94

 

-

Chăm sóc rừng trồng năm 2021

ha

6,66

6,66

 

 

-

Chăm sóc rừng trồng năm 2022

ha

5,94

 

5,94

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 4398/KH-UBND năm 2024 thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng để nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025

  • Số hiệu: 4398/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 26/04/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
  • Người ký: Trần Hòa Nam
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/04/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản