Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1072/KH-UBND

Gia Lai, ngày 24 tháng 4 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

HIỆP ĐỒNG NHIỆM VỤ ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2025

Để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2025; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hiệp đồng, như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

1. Đặc điểm địa hình; thời tiết, khí hậu; đường sá, sông ngòi

a) Địa hình

Tỉnh Gia Lai nằm về phía Bắc Tây Nguyên có diện tích tự nhiên 15.510 km², độ cao trung bình 700-800m so với mực nước biển. Địa hình tỉnh có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Địa hình đồi núi chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam của tỉnh. Rừng có độ che phủ chỉ chiếm khoảng 45%, do đó khi mưa, lũ lớn dễ tạo nên lũ cuốn, ngập lụt, sạt lở đất.

b) Khí hậu, thời tiết

Được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Hàng năm, tỉnh Gia Lai thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Cường độ mưa lớn và tập trung nên thường gây ngập lụt, lũ, sạt lở đất đá.

c) Đường sá, sông ngòi

- Hệ thống đường bộ: Là giao điểm của nhiều tuyến đường quốc lộ quan trọng, gồm: Quốc lộ 14, 19, 25, 19D, 14C, đường Trường Sơn Đông và các tuyến tỉnh lộ quan trọng, nối liền với các tỉnh đồng bằng và miền núi như: Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Đắk Lắk và Đông Bắc Campuchia. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có sân bay Pleiku, có diện tích 260,5 ha, nằm cách trung tâm thành phố Pleiku 3km về phía Bắc, đưa đón gần 1 triệu lượt hành khách/năm; hệ thống công trình giao thông được quan tâm đầu tư xây dựng, tuy nhiên lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra va chạm giữa các phương tiện.

- Các hệ thống sông chính bao gồm:

+ Sông Sê San với tổng diện tích lưu vực trên đất Việt Nam là 11.450 km², chiều dài của sông là 230 km chảy qua các huyện Chư Păh, Ia Grai đổ vào sông Mê Kông;

+ Sông Ba bắt nguồn từ núi Ngọc Rô (Đông Bắc tỉnh Kon Tum) chảy qua địa bàn tỉnh Gia Lai (Kbang, Đak Pơ, An Khê, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa, Krông Pa) chảy về biển Đông (khu vực Phú Yên), tổng diện tích lưu vực là 13.900km², dài khoảng 304km.

2. Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh

a) Tình hình kinh tế - xã hội

Tỉnh có dân số hơn 1,6 triệu người, với 44 dân tộc anh em, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 46% (chủ yếu là người Jrai, Bana), có 05 tôn giáo chính với khoảng 400.000 tín đồ, chiếm khoảng 28% dân số toàn tỉnh. Dân số phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn, dân số khu vực thành thị là 482.841 người, chiếm 29,53%.

Toàn tỉnh có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 14 huyện) với 218 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm 24 phường, 14 thị trấn và 180 xã, trong đó có 07 xã biên giới). Năm 2024, tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh đạt 3,28%; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, các dân tộc ngày càng được cải thiện; cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, nhiều công trình lớn, nhà cao tầng được xây dựng, nhà máy sản xuất chế biến… đi vào hoạt động góp phần thu hút đầu tư và phát triển nền kinh tế tỉnh, song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sập đổ công trình, cháy nổ… khi có sự cố hoặc do ảnh hưởng các hình thái thiên tai lớn (động đất, sạt lở đất đá, bão lụt…) xảy ra. Bên cạnh đó, diện tích rừng lớn vào mùa khô dễ xảy ra cháy rừng trên diện rộng; tình hình thời tiết, dịch bệnh có nhiều diễn biến khó lường đã làm thiệt hại không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của Nhân dân.

b) Quốc phòng - an ninh

Gia Lai là một trong những địa bàn chiến lược về quốc phòng - an ninh. Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương; qua đó tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định; quốc phòng - an ninh được đảm bảo. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để khai thác các yếu tố để hoạt động chống phá; một số vấn đề an ninh phi truyền thống còn phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về an ninh chính trị. Chúng có thể gây cháy, gây nổ hoặc sử dụng chất độc sinh, hóa học tấn công vào địa bàn, gây ảnh hưởng đến tính mạng con người và tài sản.

II. NỘI DUNG

Tổ chức hiệp đồng tập trung vào các tình huống cơ bản theo Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020:

1. Tình huống 1: Sự cố tràn dầu.

2. Tình huống 2: Sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.

3. Tình huống 3: Sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng, hầm lò khai thác khoáng sản.

4. Tình huống 4: Sự cố phát tán hóa chất độc hại.

5. Tình huống 5: Sự cố động đất.

6. Tình huống 6: Tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng.

7. Tình huống 7: Tai nạn máy bay xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

8. Tình huống 8: Sự cố vỡ hồ, đập.

9. Tình huống 9: Sự cố cháy rừng.

10. Tình huống 10: Bão, áp thấp, lũ, lụt lớn; lũ quét, lũ ống, sạt, lở đất đá.

III. MỘT SỐ MỤC TIÊU TRỌNG ĐIỂM, XUNG YẾU DỰ KIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Dự kiến khu vực trọng điểm có nguy cơ tràn dầu

- Kho xăng dầu Bắc Tây Nguyên của Công ty TNHH MTV xăng dầu Bắc Tây Nguyên, thôn Khối Zố, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, trữ lượng 5.200 m3.

- Phân kho A1 thuộc Kho xăng dầu 182, Cục xăng dầu, Tổng Cục Hậu cần - Kỹ thuật tại xã Đăk DJrăng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, trữ lượng 4000 m3.

- Kho xăng dầu của Quân khu 5 tại phường Đống Đa, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, trữ lượng 900 m3.

- Công ty TNHH MTV xăng dầu phát triển Tây Nguyên, thôn Tao Kó, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, trữ lượng 150 m3.

- Cửa hàng xăng dầu của Công ty TNHH MTV xăng dầu Bắc Tây Nguyên, thôn Phumamiơng, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai, trữ lượng 120 m3.

- Cửa hàng xăng dầu 44, Công ty TNHH MTV xăng dầu Bắc Tây Nguyên, phường Thống Nhất, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, trữ lượng 100 m3.

2. Dự kiến khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy, nổ

- Các kho: Kho đạn K896/Cục Quân khí/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Kho 789/Cục Hậu cần - Kỹ thuật/Quân đoàn 34, Kho Kỹ thuật K54/Cục Hậu cần - Kỹ thuật/Quân khu 5; Kho Vũ khí đạn/Bộ CHQS tỉnh Gia Lai và các đơn vị đóng quân trên địa bàn tỉnh; kho chứa vật liệu nổ công nghiệp của Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Nguyên.

- Các cơ sở kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

- Các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị: Trung tâm thương mại Pleiku, siêu thị Coop Mart/Pleiku, siêu thị Win Mart/Pleiku và các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh.

- Các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung: Khu công nghiệp Trà Đa, khu công nghiệp Diên Phú, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh.

3. Dự kiến khu vực trọng điểm có nguy cơ sập đổ công trình

- Chung cư Hoàng Anh Gia Lai (đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Pleiku); Khách sạn Mường Thanh (đường Hùng Vương, thành phố Pleiku); Khách sạn Khánh Linh (đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Pleiku); Khách sạn Đức Long Gia Lai 2 (đường Cù Chính Lan, thành phố Pleiku); Trụ sở Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (đường Trường Chinh, thành phố Pleiku); Trụ sở Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức (đường Trường Chinh, thành phố Pleiku); Trụ sở Công ty Cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai (đường Lê Duẩn, thành phố Pleiku).

- Trụ sở làm việc liên cơ quan; trụ sở làm việc của các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể tỉnh.

4. Dự kiến khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn máy bay nghiêm trọng

a) Tai nạn đường bộ

Có thể xảy ra trên tất cả các địa điểm trên toàn bộ hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh. Trong đó tập trung ở 04 tuyến quốc lộ, gồm:

- Khu vực đèo Mang Yang (đoạn từ xã H’Ra, huyện Mang Yang đến xã Hà Tam, huyện Đak Pơ).

- Khu vực đèo An Khê (đoạn từ xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đến xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

- Khu vực đèo Chư Sê (đoạn từ xã HBông, huyện Chư Sê đến xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện).

- Khu vực đèo Tô Na (đoạn từ xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa đến xã Ia RSươm, huyện Krông Pa).

b) Tai nạn máy bay nghiêm trọng

- Khu vực sân bay Pleiku (đường 17/3, phường Thống Nhất, thành phố Pleiku) và hành lang bay, vùng trời máy bay bay qua.

- Khi mất kiểm soát, máy bay có thể rơi xuống mặt đất tại các khu vực dưới hành lang bay như thành phố Pleiku, thị xã An Khê, các huyện Chư Păh, Chư Sê, Chư Pưh, Mang Yang, Đak Pơ, Đak Đoa, Ia Grai.

5. Dự kiến khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra sự cố vỡ hồ, đập và xả lũ

Thủy điện Ia Ly và Thủy điện Sê San 3 (huyện Chư Păh); Thủy điện Sê San 3A, Thủy điện Sê San 4 và Thủy điện Sê San 4A (huyện Ia Grai); Thủy điện An Khê-Ka Nak (thị xã An Khê); Thủy điện Ka Nak (huyện Kbang); Hồ thủy lợi Ayun Hạ (huyện Phú Thiện); Hồ thủy lợi Ia Mơr (huyện Chư Prông); hồ thủy lợi Ia Ring, huyện Chư Sê.

6. Dự kiến khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng

- Khu vực rừng thuộc Vườn quốc gia Kon Ka King tại địa bàn huyện Mang Yang và Kbang.

- Huyện Kông Chro: Các tiểu khu trên địa bàn các xã: An Trung, Chơ Glong, Chư Krey, Đăk Kơ Ning, Đăk Pling, Đăk Pơ Pho, Đăk Song, Đăk Tơ Pang, Sró, Yang Nam, Ya Ma.

- Huyện Krông Pa: Các tiểu khu trên địa bàn các xã: Ia RSrươm, Chư Rcăm, Ia Rsai, Chư Gu, Ia Mlah, Đất Bằng, Uar, Chư Drăng.

- Huyện Chư Păh: Các tiểu khu trên địa bàn các xã: Chư Đăng Ya, Đăk Tơ Ver, Hà Tây, Ia Khươl, Ia Ka, Ia Mơ Nông, Ia Kreng, Hòa Phú, Nghĩa Hưng, thị trấn Phú Hòa.

7. Dự kiến khu vực trọng điểm về lũ lụt, sạt lở đất, gió mạnh, lốc xoáy

- Ngập lụt: Xã Ia Trôk, xã Ia Broăi, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa; xã Ia RSươm, huyện Krông Pa; xã Ia Lâu, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông; xã Krông Năng, xã Chư Gu, xã Ia Mlah, xã Phú Cần, huyện Krông Pa; xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa; xã Chư Don, xã Ia Le, huyện Chư Pưh; xã Ayun, huyện Chư Sê; xã Krong, huyện Kbang; xã Đak Krong, xã Trang, xã Hnol, huyện Đak Đoa; phường An Tân, phường An Phú, thị xã An Khê.

- Lũ ống, lũ quét: Xã Ia Drăng, xã Ia O, xã Ia Puch, huyện Chư Prông; xã Tơ Tung, xã Lơ Ku, xã Kon Pne, huyện Kbang; xã Sơ Ró, xã Đăk Tơ Pang, xã Đăk Pling, huyện Kông Chro; xã Hà Đông, huyện Đak Đoa.

- Gió mạnh, lốc xoáy: Xã Kông Bờ La, xã Tơ Tung, xã Krong, xã Sơn Lang, xã Đăk Roong, huyện Kbang; xã Chư Krei, xã Đăk Tơ Pang, xã Đăk Kơ Ning, huyện Kông Chro; xã Nghĩa Hòa, xã Hà Bầu, xã Ia Nhin, xã Ia Khươl, xã Nghĩa Hưng, xã Hòa Phú, xã Hà Tây, xã Ia Kreng, xã Ia Phí, thị trấn Phú Hòa, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh; xã Đăk Sơ Mei, huyện Đak Đoa.

- Sạt lở đất: Khu vực đèo Mang Yang, đèo An Khê, đèo Chư Sê và đèo Tô Na; xã Đông, xã Đăk Smar, xã Đăk Roong, xã Krong, xã Kon Pne, huyện Kbang; xã Ia Kreng, huyện Chư Păh; xã Chư Don, huyện Chư Pưh; xã Hà Đông, xã Đak Sơmei, huyện Đak Đoa.

- Sạt lở bờ sông, bờ suối: Xã Ia Krái, xã Ia Khai, xã Ia O, xã Ia Grăng, huyện Ia Grai; xã Ya Hội, xã Phú An, xã Tân An, xã Cư An, xã Yang Bắc, xã An Thành, xã Hà Tam, thị trấn Đak Pơ, huyện Đak Pơ; xã Đak Hlơ, xã Kông Bờ La, xã Kông Lơng Khơng, xã Tơ Tung, xã Lơ Ku, xã Krong, xã Sơ Pai, xã Nghĩa An, thị trấn Kbang, huyện Kbang; xã Chư A Thai, xã Ia Ake, xã Ayun Hạ, xã Ia Sol, xã Ia Piar, xã Ia Peng, xã Chrôl Pơnan, xã Ia Hiao, xã Ia Yeng, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện; xã Dun, xã Ia Hlốp, TDP 8 và 9 thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê; xã Ia Rsai, xã Chư Rcăm, xã Uar, huyện Krông Pa; xã Hòa Phú, xã Nghĩa Hòa, xã Đăk Tơ Ver, xã Hà Tây, huyện Chư Păh.

IV. THÀNH PHẦN THAM GIA HIỆP ĐỒNG

1. Ủy ban nhân tỉnh

- Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh: Chủ trì;

- Các Sở, ban, ngành; Bộ CHQS tỉnh; Bộ CHBĐBP tỉnh; Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan đến công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- UBND 17 huyện, thị xã, thành phố.

2. Các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đứng chân trên địa bàn

- Các đơn vị của Bộ Quốc phòng: Binh đoàn 15; Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 320, Lữ đoàn Công binh 7, Lữ đoàn Phòng không 234, Lữ đoàn Pháo binh 40, Lữ đoàn Tăng Thiết giáp 273/Quân đoàn 34; Lữ đoàn Thông tin 132/Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc; Tiểu đoàn Căn cứ sân bay Pleiku/Sư đoàn Không quân 372; Kho K896, Kho K897, Trung tâm Kiểm định đạn dược T265/Cục Quân khí/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật; Kho K-A1/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật;

- Các đơn vị của Quân khu 5: Sư đoàn Bộ binh 2, Lữ đoàn Pháo binh 368, Lữ đoàn Công binh 280, Xưởng Công binh 340, Kho Kỹ thuật K54;

- Các đơn vị của Bộ Công an: Trại giam Gia Trung/Cục C10; Tiểu đoàn 1/Trung đoàn CSCĐ Tây nguyên/Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

1. Nhiệm vụ chung

- Quán triệt thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Luật Phòng thủ dân sự số 18/2023/QH15 ngày 20/6/2023; Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều số 60/2020/QH14; các Nghị định của Chính phủ và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cộng đồng; tích cực chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện ứng phó các sự cố, thiên tai, thảm họa. Duy trì nghiêm chế độ trực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn ở các cấp; bảo đảm khả năng huy động lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”. Khi có tình huống chỉ huy, chỉ đạo chặt chẽ, hiệp đồng cụ thể giữa các lực lượng; sử dụng lực lượng tại chỗ là chính. Sẵn sàng sử dụng lực lượng cơ động của tỉnh và các lực lượng hiệp đồng trên địa bàn tham gia xử trí hiệu quả các tình huống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống Nhân dân trên địa bàn.

2. Nhiệm vụ cụ thể

a) Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh

- Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh (được thành lập theo Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 25/7/2019 và kiện toàn theo Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 06/3/2023 của UBND tỉnh) tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống thiên tai theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Phòng, chống thiên tai.

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai. Tham mưu tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng, chống thiên tai cho các lực lượng.

- Chủ động xây dựng phương án ứng phó với các tình huống thiên tai; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư; hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị quân đội, công an đóng quân trên địa bàn. Chỉ huy, hiệp đồng ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn kịp thời, hiệu quả.

- Chỉ đạo các địa phương, đơn vị có liên quan triển khai theo phương án đã được phê duyệt, khẩn trương ứng phó, xử lý kịp thời với diễn biến thiên tai; tổ chức cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp; khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trên địa bàn.

- Giúp UBND tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp báo cáo việc thống kê đánh giá thiệt hại, xác định nhu cầu hỗ trợ, triển khai công tác khắc phục hậu quả và phục hồi tái thiết sau thiên tai. Thực hiện các nội dung về Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định.

- Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh thường xuyên theo dõi cập nhật tình hình; tăng cường xuống cơ sở nắm chắc địa bàn được phân công (theo Quyết định số 591/QĐ-BCH ngày 02/11/2021 của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh) và báo cáo, đề xuất kịp thời cho UBND tỉnh hoặc Trưởng ban để chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

b) Các sở, ban, ngành của tỉnh

- Sở Nông nghiệp và Môi trường:

+ Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh triển khai thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Phòng, chống thiên tai. Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ huy PCTT- TKCN tỉnh. Quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống thiên tai.

+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị và địa phương triển khai có hiệu quả Kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện các nội dung về Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định. Phối hợp tham mưu tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng, chống thiên tai cho các lực lượng. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn và đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi, đê kè, yêu cầu các đơn vị quản lý, khai thác nghiêm túc, triển khai công tác bảo đảm an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ, vận hành xả lũ theo đúng quy trình vận hành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kiểm tra, cảnh báo các vùng có khả năng xảy ra sạt lở đất trong mùa mưa do khai thác đất, đá; hướng dẫn chính quyền địa phương thu gom, xử lý vật kiến trúc, rác thải, vệ sinh ô nhiễm môi trường sau khi thiên tai xảy ra.

+ Đôn đốc các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công. Tổng hợp, báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại và công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra về UBND tỉnh để theo dõi chỉ đạo.

+ Tổ chức trực ban; kịp thời thông tin, cảnh báo cho các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, các cấp huyện, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; thu thập xử lý thông tin, báo cáo, tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh chỉ đạo kịp thời.

- Bộ CHQS tỉnh:

+ Chủ trì phối hợp với các ngành tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh triển khai thực hiện các nội dung liên quan theo Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ.

+ Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền việc đầu tư các phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Thường xuyên kiểm tra các đơn vị thuộc quyền thực hiện công tác quản lý, bảo trì, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị đã được đầu tư để đảm bảo sẵn sàng trong các tình huống khẩn cấp.

+ Tham mưu tổ chức tập huấn, huấn luyện cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn kiêm nhiệm của đơn vị.

+ Tổ chức trực ban 24/24 giờ; theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thiên tai, thảm họa. Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tiếp nhận thông tin thiên tai, bão, lũ tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh xử trí hiệu quả.

+ Chuẩn bị lực lượng, phương tiện của đơn vị, sẵn sàng huy động tham gia xử lý tình huống trên địa bàn khi có lệnh. Tham mưu chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang tỉnh và lực lượng tăng cường của Bộ, Quân khu cơ động ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa. Là lực lượng chủ lực, nòng cốt trong công tác này.

+ Hiệp đồng với các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Quân khu 5 chi viện ứng cứu khi xảy ra thiên tai, thảm họa nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh, nhất là địa bàn trọng điểm huyện Ia Pa, Kông Chro, Kbang, Đăk Pơ, Krông Pa, Chư Prông; thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa.

+ Sẵn sàng sử dụng lực lượng vũ trang tỉnh tham gia ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk và tỉnh Ratanakiri/Campuchia khi có lệnh của Tư lệnh Quân khu 5, UBND tỉnh.

- Công an tỉnh:

+ Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh triển khai thực hiện công tác ứng phó sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư theo Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ công tác cứu nạn, cứu hộ theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ.

+ Phụ trách lập kế hoạch và triển khai phương án bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội ở các vùng có thiên tai xảy ra. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện đặc chủng của ngành để sẵn sàng phối hợp với các lực lượng có liên quan thực hiện sơ tán, di dời dân, tìm kiếm, cứu nạn và khắc phục hậu quả sau thiên tai. Tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại các khu vực bị thiên tai để kiểm soát phương tiện và người lưu thông qua lại.

+ Thường xuyên rà soát, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bảo đảm yêu cầu công tác; đồng thời tổ chức đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm để nâng cao kỹ năng cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ.

- Bộ CHBĐBP tỉnh:

+ Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức lực lượng nắm chắc tình hình thiên tai, thảm họa; xây dựng kế hoạch, phương án và duy trì, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn biên giới.

+ Bố trí lực lượng, phương tiện của đơn vị tham gia ứng cứu, xử lý kịp thời các tình huống về công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn, thiên tai, thảm họa và giúp đỡ địa phương khắc phục hậu quả ở địa bàn biên giới.

+ Làm tốt công tác dân vận, tham mưu UBND tỉnh đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác quốc tế với tỉnh Ratanakiri/Campuchia. Tham mưu thực hiện các hoạt động quốc tế liên quan đến công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo thẩm quyền khi có sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, UBND tỉnh.

- Sở Y tế:

+ Chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trực thuộc có liên quan thực hiện cấp cứu, điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân tại các khu vực xảy ra sự cố, thiên tai và vệ sinh môi trường, nguồn nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý các ổ dịch xuất hiện sau thiên tai.

+ Chỉ đạo các cơ sở y tế bảo đảm đủ điều kiện cho hoạt động cấp cứu, điều trị Nhân dân trong mọi tình huống khẩn cấp, tuyệt đối an toàn về người và trang bị.

- Sở Công Thương:

+ Chỉ đạo các địa phương có kế hoạch bảo đảm việc cung ứng hàng hóa, chất đốt, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân, không để người dân bị đói, khát khi xảy ra thiên tai.

+ Tham mưu chỉ đạo đơn vị quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, quản lý giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ Nhân dân sau thiên tai, thảm họa, tránh hiện tượng lợi dụng thiên tai để giam hàng nâng giá làm ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân.

+ Kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, giám sát các chủ đập thuỷ điện thực hiện nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa, quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện, phương án đảm bảo an toàn đập và hạ du đập.

- Sở Xây dựng:

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các tổ chức, cá nhân, các chủ đầu tư thực hiện nghiêm quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, thi công công trình; thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn cho các công trường xây dựng, nhà xưởng, công trình giao thông, công trình xây dựng trọng điểm.

+ Tham mưu khắc phục, xử lý sự cố các công trình xây dựng, công trình giao thông trong lĩnh vực quản lý. Kịp thời tham mưu huy động lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân cùng phương tiện tham gia ứng phó sự cố, thiên tai khi có yêu cầu.

- Sở Giáo dục và Đào tạo:

+ Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra các cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề thuộc quyền và có phương án ứng phó kịp thời để bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

+ Thực hiện việc lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình của các cấp học thuộc phạm vi quản lý theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên về phòng, chống thiên tai và phòng, chống đuối nước; hướng dẫn, bồi dưỡng các biện pháp phòng chống sự cố, thiên tai khi xảy ra ở các cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề thuộc quyền.

+ Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị trực thuộc chủ động cho học sinh nghỉ học khi xảy ra sự cố, thiên tai.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt việc truyền tin, tần suất, thời lượng phát tin chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai và truyền tin thiên tai; thông tin tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra và các văn bản chỉ đạo liên quan của Trung ương và của tỉnh để cán bộ và nhân dân biết, chủ động thực hiện; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân đối với công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Sở Khoa học và Công nghệ: Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt tới tất cả các địa phương, người dân trên toàn tỉnh; phù hợp với diễn biến thiên tai và nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi cần thiết.

- Sở Tài chính: Trên cơ sở đề xuất của các sở, ban, ngành, địa phương, các đơn vị có liên quan kiểm tra, cân đối theo ngân sách, tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí kinh phí để đáp ứng kịp thời công tác phòng chống thiên tai, ứng phó sự cố, khắc phục hậu quả của tỉnh và hỗ trợ kinh phí cho các địa phương có khó khăn về ngân sách bị ảnh hưởng về thiên tai theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước; các văn bản có liên quan và theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

- Đài Phát thanh và Truyền hình Gia Lai, Báo Gia Lai: Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Tây Nguyên đăng tải, đưa tin kịp thời, đúng quy định về dự báo, cảnh báo thiên tai, bão, lũ và chủ trương chỉ đạo, điều hành hoạt động trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các cấp, ngành, địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Công ty Điện lực Gia Lai: Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó thiên tai nhằm đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh; bảo đảm nguồn điện phục vụ công tác chỉ đạo điều hành. Tổ chức lực lượng khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, chuẩn bị đầy đủ máy phát điện dự phòng khi có thiên tai xảy ra.

- Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Gia Lai: Kịp thời thông tin dự báo thời tiết, đặc biệt là dự báo sớm khả năng xuất hiện và diễn biến của các loại hình thiên tai phức tạp, khẩn cấp về mưa, bão, lũ và các hiện tượng thiên tai nguy hiểm khác để các địa phương, đơn vị liên quan và Nhân dân biết, chủ động phòng, tránh kịp thời; phối hợp chặt chẽ với Đài Phát thanh và Truyền hình Gia Lai phát các bản tin thông báo, dự báo, cảnh báo về mưa, lũ, bão, áp thấp nhiệt đới trên địa bàn tỉnh.

- Các sở, ngành, đoàn thể còn lại: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ ngành, lĩnh vực chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Chủ động xây dựng, rà soát, bổ sung hệ thống văn kiện, kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do ngành chủ trì tham mưu thực hiện. Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Nhân dân trên địa bàn nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong phòng chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng huy động tham gia xử trí các tình huống trên địa bàn khi có lệnh.

c) UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo cơ quan Quân sự, Biên phòng (nếu có), Phòng Nông nghiệp và Môi trường/Phòng Kinh tế, các cơ quan chức năng tham mưu triển khai thực hiện nghiêm Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động nắm chắc tình hình, khu vực trọng điểm thiên tai trên địa bàn; xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Tổ chức hiệp đồng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó thiên tai với các đơn vị Quân đội của Bộ Quốc phòng, Quân khu 5 và các đơn vị của Bộ Công an; chuẩn bị phương án bố trí, sắp xếp vị trí tập kết cho các đơn vị hiệp đồng khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn.

- Rà soát, thống kê vật tư, phương tiện, máy móc, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân trên địa bàn, sẵn sàng huy động được ngay khi có yêu cầu. Mỗi huyện, thị xã, thành phố sẵn sàng huy động 35-40 cán bộ các phòng, ban, ngành; 15-20 cán bộ, chiến sỹ cơ quan quân sự; 35-40 cán bộ, chiến sỹ công an; 2-3 Trung đội dân quân cơ động và các trang thiết bị, phương tiện; chuẩn bị tốt mọi điều kiện sẵn sàng động viên 01 đại đội dự bị động viên để xử trí khẩn cấp các tình huống phức tạp trên địa bàn quản lý và địa phương giáp ranh;

- Khi có thiên tai xảy ra chủ động tổ chức di dời Nhân dân ở các khu vực xung yếu đến nơi trú ẩn an toàn; đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm, thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương và nơi tạm trú.

d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể

- Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan tổ chức công tác cứu trợ xã hội khu vực bị thiệt hại để đảm bảo đời sống Nhân dân và ổn định tình hình trong khu vực xảy ra thiên tai.

- Kêu gọi, vận động, tiếp nhận quyên góp từ các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ giúp đỡ nạn nhân bị ảnh hưởng thiên tai để sớm khắc phục hậu quả.

đ) Đề nghị các đơn vị Quân đội, Công an đóng quân trên địa bàn

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn lực lượng cứu hộ, cứu nạn kiêm nhiệm của đơn vị. Thường xuyên tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập cho các lực lượng để nâng cao trình độ kỹ năng. Tham gia hiệp đồng lực lượng, phương tiện, vật chất, trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với các địa phương theo kế hoạch.

- Thực hiện đúng tư tưởng chỉ đạo “Phòng là chính, tích cực, chủ động ứng phó nhanh, có hiệu quả”; phương châm “Vận dụng phương châm 4 tại chỗ, huy động tổng lực người, phương tiện, cơ sở vật chất, ứng cứu kịp thời, cứu người trước, cứu tài sản sau, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân”.

- Chủ động phối hợp với địa phương khảo sát khu vực dự kiến có nguy cơ xảy ra thiên tai để kịp thời điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị. Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện tham gia giúp đỡ Nhân dân ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu của địa phương.

VI. DỰ KIẾN MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÀ PHƯƠNG ÁN XỬ TRÍ

1. Ngập lụt tại xã Ia Trôk, xã Ia Broăi thuộc địa bàn huyện Ia Pa

a) Tình huống: Khi mưa lớn kéo dài và nước lũ từ các nơi khác dồn về mực nước sông Ba dâng lên cao và gây ngập lụt ở các thôn Quý Đức, xã Ia Trôk; thôn Bôn Jứ, xã Ia Broăi làm cuốn trôi tài sản, hoa màu của Nhân dân, đồng thời chia cắt hệ thống giao thông khu vực cầu Quý Đức, xã Ia Trôk; cầu Bến Mộng, xã Ia Broăi. Bão, lốc xoáy làm tốc mái, sập đổ nhiều nhà dân và một số công trình xây dựng trên địa bàn. Huyện Ia Pa đã huy động tối đa lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn khắc phục hậu quả, nhưng do quy mô và mức độ thiệt hại lớn vượt khả năng ứng cứu, khắc phục hậu quả của huyện. UBND huyện đã báo cáo UBND tỉnh xin hỗ trợ về lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố thiên tai trên địa bàn huyện.

b) Phương án xử trí: Sử dụng hệ thống thông tin liên lạc nhanh nhất để chỉ huy hiệp đồng, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền xã, huyện cùng các ban, ngành trực tiếp chỉ huy các lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động của tỉnh và lực lượng hiệp đồng của các đơn vị nhanh chóng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn đưa người và tài sản ra khỏi khu bị ngập lụt, sạt lở; sau thiên tai nhanh chóng giúp đỡ Nhân dân ổn định tình hình ăn ở; tham gia phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường…

c) Tổ chức và sử dụng lực lượng

- Lực lượng tại chỗ gồm: Cấp ủy, chính quyền, các phòng, ban, mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của huyện Ia Pa, các đơn vị lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn, tổ chức lực lượng ứng phó gồm một số bộ phận chủ yếu sau:

+ Lực lượng tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ: Ban CHQS huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường, Công an các xã, các phòng, ban của huyện, lực lượng chức năng của xã Ia Trôk, Ia Broăi và Nhân dân trên địa bàn.

+ Lực lượng cứu thương: Trung tâm Y tế huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban chức năng của huyện và lực lượng y tế của xã Ia Trôk, Ia Broăi.

+ Lực lượng sơ tán Nhân dân, tài sản: Ban CHQS huyện chủ trì, phối hợp với Công an các xã, các phòng, ban của huyện, lực lượng chức năng của xã Ia Trôk, Ia Broăi và Nhân dân trên địa bàn.

+ Lực lượng bảo đảm an ninh chính trị, bảo vệ khu sơ tán: Công an các xã chủ trì, phối hợp với Ban CHQS huyện, các phòng, ban của huyện và lực lượng chức năng của xã Ia Trôk, Ia Broăi.

+ Lực lượng chốt chặn, điều chỉnh giao thông: Công an các xã chủ trì, phối hợp với Ban CHQS huyện, các phòng, ban của huyện và lực lượng chức năng của xã Ia Trôk, Ia Broăi.

+ Lực lượng khắc phục xử lý môi trường: Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, các phòng, ban của huyện và lực lượng chức năng của xã Ia Trôk, Ia Broăi.

+ Lực lượng tuyên truyền: Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện, các phòng, ban, mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của địa phương.

+ Lực lượng bảo đảm hậu cần: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chủ trì, phối hợp với Ban CHQS huyện, các phòng, ban của huyện và lực lượng chức năng của xã Ia Trôk, Ia Broăi.

- Lực lượng cơ động của tỉnh: Do Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh và cơ quan, đơn vị hiệp đồng để tổ chức lực lượng ứng phó.

+ Lực lượng tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ: Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, Công an tỉnh, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

+ Lực lượng cứu thương: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng của tỉnh và cơ quan, đơn vị có liên quan.

+ Lực lượng sơ tán Nhân dân, tài sản: Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, các sở, ngành chức năng và đơn vị hiệp đồng.

+ Lực lượng bảo đảm an ninh chính trị, bảo vệ khu sơ tán: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh và các sở, ngành chức năng của tỉnh.

+ Lực lượng chốt chặn, điều chỉnh giao thông: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh và các sở, ngành chức năng của tỉnh.

+ Lực lượng khắc phục xử lý môi trường: Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

+ Lực lượng tuyên truyền: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Báo Gia Lai, Đài Phát thanh và Truyền hình Gia Lai, khối mặt trận, đoàn thể của tỉnh.

+ Lực lượng bảo đảm hậu cần: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

- Lực lượng hiệp đồng:

+ Các đơn vị của Bộ Quốc phòng: Lữ đoàn Thông tin 132/Binh chủng Thông tin liên lạc.

+ Đơn vị của Bộ Công an: Tiểu đoàn 1/Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên.

+ Các đơn vị của Quân khu 5: Sư đoàn BB2; Lữ Pháo binh 368; Lữ Công binh 280.

2. Sạt lở đất tại khu vực đèo An Khê

a) Tình huống: Do mưa lớn kéo dài nhiều ngày, lượng mưa tích lũy liên tiếp quá lớn đã làm phân rã các mối liên kết của đất đá và thảm thực vật. Nước mưa làm cho đất đá ở sườn dốc bị bão hòa, giảm sức bền, tăng trọng lượng gây ra sạt lở với khối lượng lớn xuống khu vực đèo An Khê, địa phận tỉnh Bình Định; làm vùi lấp, cô lập các phương tiện đang tham gia giao thông và gây chia cắt tuyến đường nối tỉnh Gia Lai với Bình Định. UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức huy động các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ người dân tham gia giao thông bị vùi lấp và mắc kẹt nhưng do khối lượng đất đá quá lớn, thời gian ứng cứu gấp. UBND tỉnh Bình Định đề nghị UBND tỉnh Gia Lai hỗ trợ về lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố.

b) Phương án xử trí: Sử dụng hệ thống thông tin liên lạc nhanh nhất để chỉ huy hiệp đồng, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp cùng các ban, ngành trực tiếp chỉ huy các lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động của tỉnh và lực lượng hiệp đồng của các đơn vị nhanh chóng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đưa người ra khỏi khu bị sạt lở; sau thiên tai nhanh chóng khắc phục tuyến giao thông, phòng chống sự cố.

c) Tổ chức và sử dụng lực lượng

- Lực lượng tại chỗ gồm: Cấp ủy, chính quyền, các phòng, ban, mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của thị xã An Khê, các đơn vị lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn thị xã, tổ chức lực lượng ứng phó gồm một số bộ phận chủ yếu sau:

+ Lực lượng tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ: Ban CHQS thị xã chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường thị xã, Công an xã Song An, các phòng, ban, lực lượng chức năng của thị xã và Nhân dân trên địa bàn.

+ Lực lượng cứu thương: Trung tâm Y tế thị xã chủ trì, phối hợp với các phòng, ban và lực lượng chức năng của thị xã.

+ Lực lượng bảo đảm an ninh chính trị, bảo vệ hiện trường: Công an xã Song An chủ trì, phối hợp với Ban CHQS thị xã và các phòng, ban, lực lượng chức năng của thị xã.

+ Lực lượng chốt chặn, điều chỉnh giao thông: Công an xã Song An chủ trì, phối hợp với Ban CHQS thị xã và các phòng, ban, lực lượng chức năng của thị xã.

+ Lực lượng khắc phục hạ tầng giao thông: Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị chủ trì, phối hợp với Ban CHQS thị xã và các phòng, ban, lực lượng chức năng của thị xã.

+ Lực lượng thông tin, cảnh báo về sự cố: Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin thị xã chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã; các phòng, ban, mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của địa phương.

+ Lực lượng bảo đảm hậu cần: Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã chủ trì, phối hợp với Ban CHQS thị xã và các phòng, ban, lực lượng chức năng của thị xã.

- Lực lượng cơ động của tỉnh: Do Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh và cơ quan, đơn vị hiệp đồng để tổ chức lực lượng ứng phó.

+ Lực lượng tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ: Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, Công an tỉnh, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

+ Lực lượng cứu thương: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng của tỉnh và cơ quan, đơn vị có liên quan.

+ Lực lượng bảo đảm an ninh chính trị, bảo vệ hiện trường: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh và các sở, ngành chức năng của tỉnh.

+ Lực lượng chốt chặn, điều chỉnh giao thông: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh và các sở, ngành chức năng của tỉnh.

+ Lực lượng khắc phục hạ tầng giao thông: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

+ Lực lượng thông tin, cảnh báo về sự cố: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Báo Gia Lai, Đài Phát thanh và Truyền hình Gia Lai, khối mặt trận, đoàn thể của tỉnh.

+ Lực lượng bảo đảm hậu cần: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

- Lực lượng hiệp đồng:

+ Các đơn vị của Bộ Quốc phòng: Lữ đoàn PB 40, Lữ đoàn TTG 273, Lữ đoàn CB 7/QĐ 34; Lữ đoàn Thông tin 132/Binh chủng Thông tin liên lạc.

+ Đơn vị của Bộ Công an: Tiểu đoàn 1/Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên.

+ Các đơn vị của Quân khu 5: Sư đoàn BB2; Lữ Pháo binh 368.

3. Cháy rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Kon Ka King thuộc địa bàn huyện Kbang

a) Tình huống: Do thời tiết khô hanh kéo dài, ý thức của một số người dân chấp hành không nghiêm công tác phòng chống cháy rừng như đốt nương, đốt quang thực bì để làm nương rẫy, đốt cỏ khô, rơm rạ... gần rừng; đốt lửa sưởi ấm, hun khói để lấy mật ong... bất cẩn để lửa cháy lan không kiểm soát được. Ngoài ra, trong quá trình người dân vào rừng khai thác gỗ, củi vô ý để lại các vật liệu bắt lửa như than củi, tàn thuốc vào những tầng thực bì dễ cháy… gây cháy lan. Huyện Kbang đã huy động tối đa các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả, nhưng do mức độ thiệt hại lớn, quá khả năng của huyện. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp với các cơ quan, đơn vị nhanh chóng tổ chức lực lượng, phương tiện xử trí tình huống ổn định tình hình.

b) Phương án xử trí: Khi phát hiện xảy ra cháy rừng nhanh chóng báo cáo người chỉ huy, phát lệnh báo động cháy rừng cho cơ quan, đơn vị; triển khai ngay lực lượng, phương tiện phòng chống cháy rừng. Chỉ huy lực lượng tại chỗ sử dụng các trang bị khống chế, khoanh vùng khu vực cháy không để cháy lan sang khu vực khác; đồng thời nhanh chóng cơ động các lực lượng, phương tiện đến ứng cứu sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm; hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra thương vong; khẩn trương dập tắt đám cháy, kiên quyết không để cháy lan. Thông báo cho các cơ quan, đơn vị hiệp đồng, huy động lực lượng, phương tiện phối hợp tham gia chữa cháy. Tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ không để kẻ xấu lợi dụng, đột nhập trộm cắp, phá hoại tài sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, nhanh chóng ổn định tình hình. Tổng hợp báo cáo theo quy định.

c) Tổ chức sử dụng lực lượng

- Lực lượng tại chỗ gồm: Cấp ủy, chính quyền, các phòng, ban, mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của huyện Kbang, các đơn vị lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn, tổ chức lực lượng ứng phó gồm một số bộ phận chủ yếu sau:

+ Lực lượng chữa cháy: Hạt Kiểm lâm huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường, Công an các xã, Ban CHQS huyện, các phòng, ban của huyện; công nhân, viên chức các Lâm trường, các đơn vị chủ rừng, lực lượng chức năng của địa phương và Nhân dân trên địa bàn.

+ Lực lượng tiếp nước: Ban CHQS huyện chủ trì, phối hợp với Công an các xã, các phòng, ban của huyện, lực lượng chức năng của địa phương và Nhân dân trên địa bàn.

+ Lực lượng phát quang đường băng cản lửa: Hạt Kiểm lâm huyện chủ trì, phối hợp với Ban CHQS huyện, Công an các xã, các phòng, ban của huyện, lực lượng chức năng của địa phương và Nhân dân trên địa bàn.

+ Lực lượng cứu thương: Trung tâm Y tế huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban chức năng của huyện và lực lượng y tế của địa phương.

+ Lực lượng bảo đảm hậu cần: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chủ trì, phối hợp với Ban CHQS huyện, các phòng, ban của huyện và lực lượng chức năng của địa phương.

- Lực lượng cơ động của tỉnh: Do Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, các sở, ngành của tỉnh và cơ quan, đơn vị hiệp đồng để tổ chức lực lượng ứng phó.

+ Lực lượng chữa cháy: Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

+ Lực lượng tiếp nước: Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

+ Lực lượng phát quang đường băng cản lửa: Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

+ Lực lượng cứu thương: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng của tỉnh và cơ quan, đơn vị có liên quan.

+ Lực lượng bảo đảm hậu cần: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

- Lực lượng hiệp đồng:

+ Đơn vị của Bộ Quốc phòng: Lữ đoàn Thông tin 132/Binh chủng Thông tin liên lạc.

+ Đơn vị của Quân khu 5: Sư đoàn bộ binh 2; Lữ Pháo binh 368.

+ Đơn vị của Bộ Công an: Tiểu đoàn 1/Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên, Trại giam Gia Trung.

4. Cháy nổ Kho đạn K896/Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật tại xã Đắk Djrăng, huyện Mang Yang

a) Tình huống: Do thời tiết khô hanh kéo dài, Nhân dân đốt rừng làm nương rẫy khu vực xung quanh kho đạn gây cháy lan hoặc do mất cảnh giác kẻ xấu đột nhập vào gây cháy nổ phá hoại. Khi xảy ra tình huống, nhận báo cáo của cơ sở, UBND huyện Mang Yang đã chỉ đạo huy động tối đa các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả, nhưng do quy mô, mức độ thiệt hại lớn, vượt quá khả năng của huyện.

b) Phương án xử trí: Khi xảy ra cháy xung quanh kho, chỉ huy lực lượng tại chỗ khống chế đám cháy và sơ tán vũ khí, đạn, vật liệu nổ ra khỏi khu vực nguy hiểm, đồng thời nhanh chóng cơ động các lực lượng, phương tiện đến ứng cứu, khẩn trương dập tắt đám cháy và khắc phục sự cố, kiên quyết không để lửa cháy lan ra vào khu vực kho cất chứa vũ khí, đạn, vật liệu nổ, hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra thương vong. Tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ an toàn vật tư, vũ khí trang bị kỹ thuật.

c) Tổ chức và sử dụng lực lượng

- Lực lượng tại chỗ gồm: Cấp ủy, chính quyền, các phòng, ban, mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của huyện Mang Yang, các đơn vị lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn, tổ chức lực lượng ứng phó gồm một số bộ phận chủ yếu sau:

+ Lực lượng sơ tán Nhân dân, vũ khí trang bị, tài sản: Kho đạn K896 chủ trì, phối hợp với Ban CHQS huyện, Công an xã Đắk Djrăng, các phòng, ban của huyện và lực lượng chức năng của xã Đắk Djrăng.

+ Lực lượng cứu thương: Trung tâm Y tế huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban chức năng của huyện và lực lượng y tế của xã Đắk Djrăng.

+ Lực lượng bảo đảm an ninh chính trị, bảo vệ khu sơ tán Nhân dân và vũ khí trang bị, tài sản: Công an xã Đắk Djrăng chủ trì, phối hợp với Ban CHQS huyện, các phòng, ban của huyện và lực lượng chức năng của xã Đắk Djrăng.

+ Lực lượng thông tin, cảnh báo sự cố: Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện chủ trì, phối hợp với Kho K896, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện, các phòng, ban, mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của địa phương.

+ Lực lượng bảo đảm hậu cần - kỹ thuật: Ban CHQS huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, các phòng, ban của huyện và lực lượng chức năng của xã Đắk Djrăng.

- Lực lượng cơ động của tỉnh: Do Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh và cơ quan, đơn vị hiệp đồng để tổ chức lực lượng ứng phó.

+ Lực lượng sơ tán Nhân dân, vũ khí trang bị, tài sản: Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

+ Lực lượng cứu thương: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng của tỉnh và cơ quan, đơn vị có liên quan.

+ Lực lượng bảo đảm an ninh chính trị, bảo vệ khu sơ tán Nhân dân và vũ khí trang bị, tài sản: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh và các sở, ngành chức năng của tỉnh.

+ Lực lượng thông tin, cảnh báo sự cố: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh và Truyền hình, khối mặt trận, đoàn thể của tỉnh.

+ Lực lượng bảo đảm hậu cần, kỹ thuật: Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

- Lực lượng hiệp đồng:

+ Đơn vị của Bộ Quốc phòng: Lữ đoàn PB 40, Lữ đoàn CB 7, Lữ đoàn TTG 273/QĐ34; Lữ đoàn Thông tin 132/Binh chủng Thông tin liên lạc; Kho K897/Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.

+ Đơn vị của Bộ Công an: Tiểu đoàn 1/Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên; Trại giam Gia Trung.

5. Vỡ đập hồ thủy lợi Ia Ring, huyện Chư Sê

a) Tình huống: Do nước rò rỉ qua thân đập lâu ngày làm thủng hành lang cống lấy nước đầu mối của hồ thủy lợi Ia Ring; dẫn đến nước từ hồ chứa chảy xuống hành lang qua lỗ rò gây sụt đất cuốn theo sụt bê tông gia cố mái thượng lưu làm vỡ đập.

b) Phương án xử trí: Khi xảy ra vỡ đập, sử dụng hệ thống thông tin liên lạc nhanh nhất để chỉ huy hiệp đồng, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các ban, ngành trực tiếp chỉ huy các lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động của tỉnh và lực lượng hiệp đồng của các đơn vị nhanh chóng sơ tán Nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi, khu vực bị ảnh hưởng của sự cố vỡ đập; tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tài sản; hướng dẫn và thực hiện việc hạn chế cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trong phạm vi ảnh hưởng do sự cố vỡ đập. Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực bị ngập lụt nghiêm trọng, khu vực sơ tán. Tổ chức lực lượng, phương tiện triển khai các phương án, kế hoạch khắc phục sự cố. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong khu vực bị ảnh hưởng.

c) Tổ chức sử dụng lực lượng

- Lực lượng tại chỗ gồm: Cấp ủy, chính quyền, các phòng, ban, mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của huyện Chư Sê, các đơn vị lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn, tổ chức lực lượng ứng phó gồm một số bộ phận chủ yếu sau:

+ Lực lượng tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ: Ban CHQS huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện, Công an các xã, các phòng, ban của huyện, lực lượng chức năng của địa phương và Nhân dân trên địa bàn.

+ Lực lượng sơ tán Nhân dân, tài sản: Ban CHQS huyện chủ trì, phối hợp với Công an các xã, các phòng, ban của huyện, lực lượng chức năng của địa phương và Nhân dân trên địa bàn.

+ Lực lượng ứng phó sự cố: Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi cùng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện chủ trì, phối hợp với Ban CHQS huyện, các phòng, ban của huyện, lực lượng chức năng của địa phương và Nhân dân trên địa bàn.

+ Lực lượng cứu thương: Trung tâm Y tế huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban chức năng của huyện và lực lượng y tế của địa phương.

+ Lực lượng bảm đảm an ninh chính trị, bảo vệ khu sơ tán: Công an các xã chủ trì, phối hợp với Ban CHQS huyện và lực lượng chức năng của địa phương.

+ Lực lượng khắc phục xử lý môi trường: Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, các phòng, ban của huyện và lực lượng chức năng của địa phương.

+ Lực lượng tuyên truyền: Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện, các phòng, ban, mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của địa phương.

+ Lực lượng bảo đảm hậu cần: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chủ trì, phối hợp với Ban CHQS huyện, các phòng, ban của huyện và lực lượng chức năng của địa phương.

- Lực lượng cơ động của tỉnh: Do Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh và cơ quan, đơn vị hiệp đồng để tổ chức lực lượng ứng phó.

+ Lực lượng tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ: Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, Công an tỉnh, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

+ Lực lượng sơ tán Nhân dân, tài sản: Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

+ Lực lượng ứng phó sự cố: Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

+ Lực lượng cứu thương: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng của tỉnh và cơ quan, đơn vị có liên quan.

+ Lực lượng bảm đảm an ninh chính trị, bảo vệ khu sơ tán: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh và các sở, ngành chức năng của tỉnh.

+ Lực lượng khắc phục xử lý môi trường: Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

+ Lực lượng tuyên truyền: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Báo Gia Lai, Đài Phát thanh và Truyền hình, khối mặt trận, đoàn thể của tỉnh.

+ Lực lượng bảo đảm hậu cần: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, các sở, ngành chức năng của tỉnh và đơn vị hiệp đồng.

- Lực lượng hiệp đồng:

+ Đơn vị của Bộ Quốc phòng: Lữ đoàn Thông tin 132/Binh chủng Thông tin liên lạc; Lữ đoàn PK 234/QĐ 34.

+ Đơn vị của Bộ Công an: Tiểu đoàn 1/Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên.

VII. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Bảo đảm kinh phí, vật chất, trang bị, phương tiện

- Kinh phí bảo đảm cho huy động lực lượng tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, ứng phó sự cố thiên tai, thảm họa thực hiện theo Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12/5/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa; Thông tư số 85/2020/TT-BTC ngày 01/10/2020 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp.

- Các sở, ngành, địa phương sử dụng phương tiện, trang bị theo kế hoạch hiệp đồng đã được phê duyệt; đồng thời phối hợp đảm bảo một số trang bị, phương tiện cho các đơn vị hiệp đồng trên địa bàn.

- Các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Quân khu 5 bảo đảm phương tiện, trang bị khi thực hiện nhiệm vụ, đồng thời chủ động phối hợp, hiệp đồng với các địa phương để thống nhất bảo đảm trang bị, phương tiện khác theo nhu cầu của từng sự cố thiên tai, thảm họa.

2. Bảo đảm thông tin liên lạc và thông báo, báo động

- Các cấp sử dụng hệ thống truyền thanh, kết hợp sử dụng hệ thống thông tin bưu chính, viễn thông, mạng quân sự, hệ thống thông tin báo chí, truyền hình và hệ thống thông tin trực ban của các đơn vị quân đội, công an để thông tin, cảnh báo (có phụ lục danh bạ liên lạc kèm theo).

- Khi có tình huống thiên tai xảy ra trên địa bàn, từng địa phương khẩn trương thông báo, báo cáo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh và cơ quan thường trực PCTT-TKCN; đồng thời thông báo cho các đơn vị hiệp đồng biết để sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện xử trí tình huống xảy ra.

3. Bảo đảm hậu cần

- Các địa phương chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn phương án bố trí, sắp xếp vị trí tập kết cho các đơn vị hiệp đồng và bảo đảm nhu yếu phẩm cho các đơn vị sinh hoạt theo đề nghị của chỉ huy các đơn vị khi có tình huống phải huy động.

- Đề nghị các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Quân khu 5 đóng quân trên địa bàn khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm lương thực, thực phẩm và chủ động hiệp đồng với địa phương để phối hợp bảo đảm.

4. Bảo đảm cơ động

- Sở Xây dựng sẵn sàng tham mưu cho UBND tỉnh huy động phương tiện vận tải và các phương tiện, trang thiết bị khác để làm nhiệm vụ ứng cứu, khắc phục thiên tai, thảm họa.

- Các đơn vị hiệp đồng, địa phương tự bảo đảm phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ.

VIII. TỔ CHỨC CHỈ HUY

1. Căn cứ vào mức độ sự cố, thiên tai, thảm họa xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT- TKCN tỉnh thành lập Sở chỉ huy tiền phương để trực tiếp chỉ huy, điều hành toàn bộ lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả.

2. Các địa phương căn cứ vào mức độ sự cố, thiên tai, thảm họa thành lập Sở chỉ huy để chỉ đạo lực lượng cấp mình thực hiện nhiệm vụ./.

 


Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT (b/c);
- Ủy ban Quốc gia TKCN (b/c);
- Chi cục PCTT khu vực Miền Trung và TN (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Bộ Tư lệnh Quân khu 5;
- Bộ Tư lệnh Quân đoàn 34;
- Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các đơn vị quân đội, công an trên địa bàn tỉnh;
- Lưu: VT, NC, KTTH, NNMT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Dương Mah Tiệp

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1072/KH-UBND hiệp đồng nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Gi​a Lai năm 2025

  • Số hiệu: 1072/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 24/04/2025
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Dương Mah Tiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/04/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản