Hệ thống pháp luật

Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy

"Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy" được hiểu như sau:

7. Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy (sau đây gọi là cơ sở) là nhà, công trình, địa điểm được sử dụng để ở, sản xuất, kinh doanh, hoạt động thương mại, làm việc hoặc mục đích khác, được xây dựng, hoạt động theo quy định của pháp luật, thuộc danh mục do Chính phủ quy định. Trong một cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở; trong một cơ sở có thể có một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức.

8. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao thuộc danh mục do Chính phủ quy định.

9. Hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ là hàng hóa có chứa các chất, vật phẩm có nguy cơ cháy, nổ ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn mà khi quản lý, vận chuyển, sử dụng có khả năng gây cháy, nổ, làm nguy hại đến tính mạng, sức khỏe con người, gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến môi trường, an ninh, trật tự, thuộc danh mục do Chính phủ quy định.

10. Phương tiện giao thông có yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là phương tiện giao thông) là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện thủy nội địa, tàu biển được sản xuất, lắp ráp, đóng mới, hoán cải để vận tải hành khách, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; trường hợp là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận tải hành khách thì phải trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe).

11. Người đứng đầu cơ sở là người chịu trách nhiệm trước pháp luật trong tổ chức thực hiện, duy trì điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở, bao gồm: người đại diện theo pháp luật của cơ sở hoặc người được giao trực tiếp quản lý cơ sở; chủ hộ gia đình trực tiếp sử dụng nhà ở đối với nhà ở là cơ sở thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.

12. Lực lượng dân phòng là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là tổ dân phố).

13. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở là lực lượng kiêm nhiệm do người đứng đầu cơ sở thành lập để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở.

14. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành là lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm do người đứng đầu cơ sở thành lập để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại một số cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

15. Khu vực chữa cháy là khu vực được giới hạn trong một phạm vi nhất định, ở đó diễn ra các hoạt động chữa cháy của các lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật.

16. Khu vực cứu nạn, cứu hộ là khu vực được giới hạn trong một phạm vi nhất định, ở đó diễn ra các hoạt động cứu nạn, cứu hộ của các lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật.

17. Thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc xem xét, đánh giá sự tuân thủ các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng đối với thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trong dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình, phương tiện giao thông.

18. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là việc kiểm tra, đối chiếu thực tế thi công dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình, phương tiện giao thông với hồ sơ thiết kế đã được thẩm định.

19. Kiểm tra công tác nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là việc cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình, phương tiện giao thông.

20. Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là cơ sở dữ liệu chuyên ngành để phục vụ quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và các mục đích khác; được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan.

21. Cơ quan quản lý chuyên ngành là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một lĩnh vực nhất định liên quan đến phòng cháy, chữa cháy, bao gồm: cơ quan Công an, cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan đăng kiểm.

22. Hạ tầng phòng cháy và chữa cháy bao gồm mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình, hệ thống cung cấp nước, hệ thống giao thông và hệ thống thông tin liên lạc phục vụ phòng cháy và chữa cháy.

Ngoài ra "Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy" cũng được hiểu là:

Nguồn: Khoản 7 Điều 2 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024